Khái niệm giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)

- Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong UBND xã được phân công phụ trách các

1.3.4.Khái niệm giáo dục gia đình

*Định nghĩa:

Giáo dục gia đình là toàn bộ những tác động có mục đích, có nội dung và phương pháp cụ thể được tiến hành ngay trong gia đình, nhằm hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình, trước hết là thế hệ trẻ.

*Những nét đặc thù của giáo dục gia đình.

Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không thể có.

- Giáo dục gia đình có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có tác động và ảnh hưởng đến các thành viên khác. Ông bà dạy dỗ con cháu, cha mẹ giáo dục con, anh chị em học hỏi lẫn nhau, đồng thời cha mẹ, ông bà tự giáo dục hoàn thiện, điều chỉnh bản thân mình.

- Bao trùm lên giáo dục gia đình là việc nuôi dạy đan xen vào nhau. Trong nuôi có dạy, dạy và nuôi cho con ăn là nuôi ăn thế nào là dạy. Nuôi nhằm phát triển thế chất dạy giúp con khôn lớn về tinh thần cho trẻ.

- Đặc điểm nổi bật của giáo dục gia đình là sự giáo dục bằng tình yêu thương. Ông bà, cha mẹ luôn dành cho con, cháu tình yêu thương tràn đầy, vô bờ bến. Thậm chí, ông bà, cha mẹ còn sẵn sàng hi sinh điều kiện vật chất tinh thần của bản thân, dành mọi thuận lợi cho con, cháu miễn sao con, cháu nên người.

- Giáo dục gia đình mang tính đa dạng và nhiều chiều, thể hiện ở chỗ: Đa dạng về nội dung, phương pháp giáo dục, đa dạng về giới tính, lứa tuổi, kinh nghiệm.... của các thành viên trong gia đình. Nhiều chiều, có tác động từ bà, cha mẹ đến con cháu, từ anh, chị đến em.

- Giáo dục gia đình là hình thức giáo dục toàn diện, không chỉ truyền đạt tri thức mà còn truyền đạt lối sống cách ứng xử....

Đồng thời giáo dục gia đình còn mang tính cụ thể hoá, cá biệt hoá cao. Cha mẹ dạy con cách đi đứng, nói năng. Tuỳ thuộc vào giới tính, đặc điểm, tính cách của trẻ.

Ví dụ: Trẻ trai ưa hoạt động thì cha mẹ dạy con đi đứng thong thả, nói năng từ tốn, còn nếu trẻ nhút nhát thì cha mẹ dạy con đi đứng đàng hoàng, nhanh nhẹn, nói năng rõ ràng.

*Một số nguyên tắc trong giáo dục gia đình.

Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội nên càng phải tuân theo nguyên tắc chung của công tác giáo dục, đồng thời tuân theo các nguyên tắc riêng của mình, đó là:

+ Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học khách quan.

Việc giáo dục con cái bao giờ cũng phải xuất phát từ cơ sở tự nhiên - xã hội mà người đó đang sống. Trong gia đình, giáo dục con cần dựa vào các quy luật tâm sinh lí của người được giáo dục để chọn ra nội dung và phương pháp

tác động thích hợp. Đồng thời cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đề ra những yêu cầu giáo dục cho phù hợp. Thiếu sự hiểu biết về tâm lí của trẻ, các bậc cha mẹ rất dễ mắc sai lầm, tiến hành giáo dục con người một cách phản khoa học cản trở phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.

+ Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của trẻ.

Con cái chưa đến tuổi trưởng thành phải sống phụ thuộc vào cha mẹ là lẽ đương nhiên, nhưng không vì thế mà cha mẹ lại lạm dụng quyền hành của mình để tước bỏ những quyền lợi tối thiểu của trẻ. Xã hội càng phát triển càng làm nảy sinh nhiều nhu cầu, hững thú hoạt động mà trước đây ở thế hệ ông bà, cha mẹ chưa có. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tình trạng “quyền của trẻ em” bị phụ thuộc hoàn toàn vào các khuôn khổ lớn hay bé, rộng hay hẹp do cha mẹ quy định. Mỗi người một khác thậm chí có những lúc cha mẹ dùng quyền của mình để thủ tiêu, chèn ép những nhu cầu, nguyện vọng của trẻ.

+ Nguyên tắc nghiêm khắc và bao dung, độ lượng:

Nghiêm khắc trước hết thể hiện ở việc cha mẹ tự nghiêm khắc với bản thân mình bằng sự mẫu mực trong lời nói và việc làm đầy trách nhiệm với con cái, với tư cách là người chủ gia đình. Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu cao đối với hành vi, hoạt động của con cái. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh nghiêm khắc quá mức dẫn đến độc đoán, cực đoan, dễ gây ra hậu quả nặng nề.

Trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng có ý thức được sự cần thiết phải nghiêm khắc đúng mức với con cái, mà thường tỏ ra khoan dung độ lượng một chiều với con cái. Sự khoan dung, độ lượng xuất phát từ lòng yêu thương con trẻ, thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng của cha mẹ dành cho con là rất cần thiết đối với sự phát triển của mối đứa trẻ, nhưng nó không đồng nhất với thái độ quá dễ dãi, vì quá chiều con, để con muốn gì được nấy, tự do, tuỳ tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật.

Các bậc làm cha, làm mẹ ai cũng muốn con mình khôn ngoan, công thành doanh toại. Đó là nguyện vọng chân chính, song để đạt được điều đó, không có nghĩa là cha mẹ luôn đặt ra yêu cầu quá cao đối với con, thậm chí dù con có cố gắng hết sức cũng không thể đạt tới. Điều đó dễ làm nảy sinh bi quan, chán nản, tự ti ở trẻ. Vì vậy trong gia đình cha mẹ cần nắm vững sự phát triển tâm lí của trẻ để đặt ra những yêu cầu cao nhưng vừa sức với con trẻ. Chúng chỉ cần cố gắng trong hành động là có thể đạt được. Có như vậy mới thúc đẩy sự tiến bộ, sự phát triển của trẻ.

+ Nguyên tắc thống nhất mục tiêu giáo dục:

Giáo dục trẻ trong giả định sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu cha mẹ, ông bà.... đều có sự tác động định hướng thống nhất nhằm mục đích hình thành và ở trẻ những phẩm chất hành vi, thói quen tốt, phù hợp với đặc điểm truyền thống của gia đình. Nêu trong gia đình, giữa ông bà cha mẹ không có sự thống nhất trong việc giáo dục trẻ thì sẽ tạo ra kẽ hở để trẻ dựa vào đó tìm lí do biện minh cho sai trái của mình. Do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giáo dục. Tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong giáo dục gia đình sẽ cản trở sự định hướng, hình thành niềm tin trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

+ Nguyên tắc giáo dục cá biệt:

Trong gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ cần hướng vào giáo dục cá biệt, vì gia đình có điều kiện thuận lợi để làm điều đó. Giáo dục cá biệt tức là tuỳ từng cá nhân để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời giáo dục gia đình cần theo một phép tắc, lịch trình nhất định một cách nghiêm túc, liên tục thì mới giáo dục con người có nhân cách nhất quán, cẩn thận không bừa bãi....

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)