Khái niệm thiếu niên

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

- Nêu cao hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong UBND xã được phân công phụ trách các

1.3.6.Khái niệm thiếu niên

Lứa tuổi thiếu niên bao gồm các em ở độ tuổi từ 11 - 15 tuổi, đó là những em đang theo học từ lớp 6 - 9 ở các trường trung học cơ sở. Vị trí đặc biệt của lứa tuổi thiếu niên, trong quá trình phát triển tâm lý trẻ em nói chung, được một số nhà tâm lý học gọi đây là “thời kỳ khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi khó bảo”....

Lứa tuổi thiếu niên khác biệt với các lứa tuổi khác ở chỗ đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ diễn ra những biến đổi căn bản trong cơ thể của trẻ trên con đường trưởng thành về mặt sinh học, triển khai quá trình phát dục. Khởi đầu của sự cải tổ cơ thể có liên quan đến sự tăng cường hoạt động của các tuyến nội tiết (như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng....). Từ đó tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể của trẻ, trong đó rõ nhất là sự tăng vọt về chiều cao. Chính sự tăng vọt về mặt giải phẫu sinh lý đã tạo ra sự mất cân đối tạm thời giữa các chức năng sinh lý, do đó có liên quan tới sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý.

Do sự phát triển không cân bằng giữa tim và mạch máu gây ra sự thiếu máu ở từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi làm cho hoạt động của hệ tim mạch bị hỗn loạn, do đó trẻ ở lứa tuổi thiếu niên tuy rất sôi nổi, hiếu động nhưng

cũng dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, đôi khi có những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường.

Vì vậy, ta thấy ở các em thường xuyên xuất hiện sự ganh đua, hiếu thắng trong giao tiếp. Các em thiếu niên thường bận tâm đến việc làm thế nào để mọi người đế ý đến mình. Các em thiếu niên cho rằng mình không còn là trẻ con và có nguyện vọng được đối xử như người lớn. Đây là nguyện vọng chính đáng của các em, đòi hỏi cha mẹ phải có thái độ đúng đắn, tế nhị. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn giữa nguyên tắc thái độ coi các em là trẻ con nên đòi hỏi các em phải nhất nhất vâng lời người lớn. Đó là nguyên nhân gây “đụng độ”, “mâu thuẫn” giữa các em với cha mẹ và người lớn nói chung.

Hiện nay, lứa tuổi thiếu niên ở nước ta đang có nhiều biến đổi, có nhiều đặc điểm khác so với thế hệ thiếu niên vài ba thập kỷ trước. Lứa tuổi thiếu niên hiện nay tiếp nhận nhiều thông tin nên sự hiểu biết phong phú hơn, niềm tin ở các em mang nhiều yếu tố lý tính. Một mặt các em tin vào sự đúng đắn của lời khuyên, răn dạy, giáo huấn của người lớn mà chúng yêu mến, tin cậy. Song mặt khác, niềm tin ấy còn bao hàm cả sự cân nhắc, tính phê phán, hoài nghi, bởi trên thực tế chúng thường phát hiện ra hiện tượng không có sự ăn khớp giữa những điều tốt đẹp trong lời nói của một số người lớn với hành động của họ.

Tóm lại, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, vô tư, tiềm tàng những khả năng tốt đẹp để trở nên những con người tốt đẹp với những biểu hiện tốt như: hào hiệp, chân thành, vị tha, khát khao hiểu biết, khát khao được tin cậy, kết giao bạn bè không vụ lợi, rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống.... Đây là lứa tuổi tiềm ẩn khả năng dễ giáo dục, tuổi đặt nền móng cho sự phát triển nhân tính, song trong tâm lý của các em thiêu niên chứa đầy những mâu thuẫn phức tạp đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có những phương pháp giáo dục phù hợp thì sự giáo dục của cha mẹ mới đạt hiệu qủa cao.

Lứa tuổi thiếu niên, do sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của sự ý thức, do sự mở rộng quan hệ xã hội nên đạo đức của các em được phát triển mạnh mẽ. Giáo dục đạo đức cho thiếu niên cần dựa trên nền tảng tôn trọng nhân cách của họ, dựa trên lòng nhân ái, bao dung, sự cổ vũ, khích lệ trẻ hướng thiện.

Đạo đức của thiếu niên hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được các kinh nghiệm đạo đức như thế nào, thực hiện hành động đạo đức nào?

Do đó, cha mẹ cần lưu tâm đến sự hình thành cơ sở đạo đức ở độ tuổi thiếu niên, vì đôi khi trong ý thức thiếu niên có thể hình thành những khái niệm đạo đức và niềm tin đạo đức mâu thuẫn với nhận thức và niềm tin đạo đức mà cha mẹ muốn hình thành ở các em. Do đó, khi giáo dục đạo đức cho các em, cha mẹ cần chú ý giúp các em hiểu khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm chưa đúng của các em. Bằng những câu chuyện thân mật, giải thích cho các em thấy thực chất chỗ chưa đúng của mình, đồng thời chú ý tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đúng đắn, để các em tin vào sự công bằng và sự hiển nhiên của các chuẩn mực đạo đức, tin rằng cần phải làm theo những chuẩn mực đó.

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã hồng quảng, huyện a lưới,tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)