Hàm lượng bùn đỏ thô đem hấp phụ là 10 g/L, nồng độ phenol ban đầu C0 = 35 mg/L, thời gian tiếp xúc 10h, khuấy từ tốc độ không đổi 700 rpm. Thực nghiệm được tiến hành theo mô tả mục 2.5.2.
Các kết quả đo khả năng hấp phụ phenol được ghi trong bảng sau:
Bảng 3.6: Hiệu suất hấp phụ phenol tương ứng với pH ban đầu khác nhau pH ban đầu của dung
dịch phenol pH sau hấp phụ Hiệu suất hấp phụ(%)
1,44 6,45 34,00
6,68 6,93 35,71
8,34 8,02 31,14
9,76 8,39 17,71
10,4 8,82 15,43
Biểu diễn hiệu suất hấp phụ phenol của mẫu bùn đỏ thô ở các pH ban đầu khác nhau, ta có đồ thị sau:
Hình 3.6: Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu suất hấp phụ phenol
hiệu suất loại bỏ phenol bằng bùn đỏ thô dao động rất ít trong khoảng pH 1,44 – 8,34. Hiệu suất gần như không đổi trong một phạm vi pH rộng cho thấy bùn đỏ trung tính là một chất hấp phụ tốt để loại bỏ phenol. Khi pH vượt quá 8,34 hiệu suất loại bỏ giảm đột ngột. Do vậy, giá trị pH = 6,68 được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng bùn đỏ thô ban đầu đem đi hấp phụ
Nồng độ phenol ban đầu C0 = 35 mg/L, thời gian tiếp xúc 10h, khuấy từ tốc độ không đổi 700 rpm, pH ban đầu bằng 6,68. Thực nghiệm được tiến hành theo mô tả mục 2.5.3.
Các kết quả đo khả năng hấp phụ phenol được ghi trong bảng sau:
Bảng 3.7: Hiệu suất hấp phụ tương ứng với hàm lượng bùn đỏ đem hấp phụ
Hàm lượng bùn đỏ thô đem hấp phụ (g/L) Hiệu suất hấp phụ (%)
1 5,00
3 11,02
5 18,00
8 32,57
10 35,71
Biểu diễn hiệu suất hấp phụ phenol của mẫu bùn đỏ thô với lượng bùn đỏ khác nhau, ta có đồ thị sau:
Hình 3.7: Ảnh hưởng của lượng bùn đỏ thô khác nhau đến hiệu suất hấp phụ phenol
Từ bảng số liệu (bảng 3.7) và đồ thị (hình 3.7), ta rút ra kết luận sau: càng tăng lượng chất hấp phụ thì hiệu suất hấp phụ càng tăng. Hiệu suất hấp phụ tăng mạnh khi liều lượng bùn đỏ đem hấp phụ tăng từ 1g đến 8g. Từ 8g đến 10g hiệu suất tăng chậm lại.