Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao bao gồm các bộ phận chính: bơm, bộ phận tiêm mẫu, cột sắc ký phân tích, đầu dò, bộ phận điều khiển và xử lý số liệu.
Hình 2.5: Mô tả mô hình của thiết bị HPLC
Nguyên lý hoạt động: mẫu sau khi được tiêm vào cột sẽ được pha động lôi kéo qua cột. Dựa vào khả năng tương tác khác nhau giữa các chất có trong nền mẫu với pha tĩnh và pha động mà chúng được tác ra khỏi nhau và sau khi ra khỏi cột sẽ được ghi nhận bởi bộ dò cụ thể.
Tùy theo tính chất của chất cần khảo sát mà ta có thể chọn lựa pha tĩnh, pha động (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tập hợp một số loại cột, pha tĩnh, pha động và các hợp chất phân tích thông dụng đối với máy đo HPLC
Loại cột Pha tĩnh Dung môi Chất cần phân
tích
C8 Octyl CAN, MeOH, H2O Không phân cực
Phenyl Styryl ACN, MeOH, H2O Axit béo, chất có
liên kết đôi
Cyano Cyanopropyl ACN, MeOH, H2O,
THF Xeton, andehit
Amino Aminopropyl ACN, MeOH, H2O,
THF, CHCl3, CH2Cl2
Đường, anion
Diol Dihydroxyhexyl ACN, MeOH, H2O,
THF Protein
SAX Aromatic
Quaterany Đệm Anion
SCX Aromatic Đệm Cation
Acid sulfonic ACN, MeOH, H2O Diethyl
aminoethyl DEAE
Alkyl ether Đệm
Protein, anion
Diethylamine ACN, MeOH, H2O
CM Alkyl ether Đệm Protein, cation
Acid acetic ACN, MeOH, H2O
Silica
Si Hexane Hợp chất hữu cơ
phân cực, đồng phân
Silanol chloroform
Thực nghiệm: tiến hành đo nồng độ phenol trong nước bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Điều kiện phân tích trên thiết bị HPLC như sau: Detector UV bước sóng 275nm, tốc độ dòng 0,75 ml/phút, tỉ lệ dung môi 30% methanol – 70% dung dịch H3PO4, thể tích bơm 10 microlit, cột ODS C18, nhiệt độ phòng (ĐHSP Hà Nội).