Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometric)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ của bùn đỏ thô đối với phenol trong môi trường nước (Trang 39 - 40)

Spectrophotometric)

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dựa trên sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của nguyên tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Đối với mỗi nguyên tố vạch cộng hưởng thường là vạch quang phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó... Như vậy để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực hiện các quá trình sau:

- Thực hiện quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu tạo ra các đơn nguyên tử. Điều này được thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí, hoặc bằng phương pháp không ngọn lửa: nhờ tác dụng nhiệt của lò graphite.

Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao (1500 oC ÷ 3000 oC) đa số các nguyên tử tạo thành ở trạng thái cơ bản. Đám hơi đơn nguyên tử này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.

- Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa được điều chế. Chùm tia bức xạ này được phát ra từ đèn cathode rỗng (đèn HCL) hay đèn phóng điện không điện cực (EDL) làm chính từ nguyên tố cần xác định. Do các nguyên tử tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hưởng nên cường độ của chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lamber - Beer - Bouger: 0 lg . . I I A l N I λ λ ε = = A: Độ hấp thụ 0

I λ, IIλ: Cường độ bức xạ trước và sau khi bị các nguyên tử hấp thụ tại bước sóng

ε: Hệ số hấp thụ nguyên tử tùy thuộc vào từng nguyên tố tại bước sóng

l: Độ dày lớp hơi nguyên tử

N: Nồng độ nguyên tử chất phân tích trong lớp hơi

khác trong công đoạn lấy mẫu, bảo quản mẫu... Do thành phần các chất trong đất đá khá ổn định nên có thể lưu giữ và bảo quản trong thời gian dài hơn so với trong nước hay không khí.

Thực nghiệm: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Viện hóa KhoaHọc & công nghiệp Việt Nam-Hoàng Quốc Việt) và (Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất- Phòng quang phổ plasma- Km9+300, Nguyễn Trãi HN).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ của bùn đỏ thô đối với phenol trong môi trường nước (Trang 39 - 40)