Khảo sát khả năng hấp phụ của bùn đỏ được nung ở các nhiệt độ khác nhau đối với phenol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ của bùn đỏ thô đối với phenol trong môi trường nước (Trang 30 - 31)

đối với phenol

2.5.1.1. Chuẩn bị mẫu

- Bùn đỏ thô được trích ra thành nhiều mẫu, mỗi mẫu nung ở các nhiệt độ khác nhau 200oC, 400oC, 800oC trong 4h.

- Chuẩn bị các cốc thủy tinh chứa phenol với nồng độ ban đầu C0= 35 mg/L có pH = 6,68.

2.5.1.2. Thực nghiệm

- Cho lần lượt 1g bùn đỏ được nung ở các nhiệt độ khác nhau 200oC, 400oC, 800oC và bùn đỏ thô vào lần lượt các cốc thủy tinh khác nhau chứa 100ml dung dịch nước nhiễm phenol nồng độ ban đầu C0 = 35 mg/L có pH = 6,68.

- Khuấy từ ở tốc độ không đổi 700 rpm trong vòng 10h và sau đó ly tâm trong 5 phút ở 3000 rpm để tách phần dung dịch lỏng ra.

- Dịch lỏng được xác định nồng độ phenol còn lại sau khi hấp phụ.

2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH ban đầu của dung dịch phenol tới quá trình hấp phụ

2.5.2.1. Chuẩn bị mẫu

- Bùn đỏ thô được sử dụng với hàm lượng 10 g/L.

- Chuẩn bị các cốc thủy tinh chứa phenol với nồng độ ban đầu C0= 35 mg/L, được thay đổi pH bằng dung dịch NaOH 0,1M và HCl 0,1M. Thí nghiệm ở các pH ban đầu bằng 1,44; 6,68; 8,34; 9,76; 10,4.

2.5.2.2. Thực nghiệm

- Cho 1g bùn đỏ thô vào lần lượt các cốc thủy tinh chứa 100ml dung dịch nước nhiễm phenol nồng độ ban đầu C0 = 35 mg/L ở các điều kiện pH khác nhau.

- Khuấy từ ở tốc độ không đổi 700 rpm trong vòng 10h và sau đó ly tâm trong 5 phút ở 3000 rpm để tách phần dung dịch lỏng ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ của bùn đỏ thô đối với phenol trong môi trường nước (Trang 30 - 31)