Giải pháp về huy động vốn cho sản xuất và xuất khẩu

Một phần của tài liệu biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu túi nhựa pp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÚI NHỰA PP CỦA CÔNG TY CỔ

3.3.3. Giải pháp về huy động vốn cho sản xuất và xuất khẩu

Vốn là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trong đó vốn chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng, thường chiếm

phần lớn trong toàn bộ nguồn vốn, ngoài ra, vốn vay và huy động cũng có ý nghĩa rất lớn. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp dệt cần quan tâm.

Từ khi thành lập, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam đã có 2 tăng vốn điều lệ, lần đầu tiên, năm 2008 Công ty tăng vốn từ 2,5 tỷ đồng lên 24 tỷ, lần thứ 2 vào năm 2009, Công ty tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng để mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất túi siêu thị. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vốn điều lệ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc đầu tư cơ sở vật chất.

Các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng các hình thức như: vay tín dụng từ các tổ chức tài chính như ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính…, vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết… Với những lựa chọn như vậy, hiện tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam chỉ huy động vốn dài hạn từ ngân hàng Công thương – chi nhánh Hà Nam (VietinBank Hà Nam) và vay ngắn hạn từ ngân hàng Công thương – chi nhánh Hà Nam (VietinBank Hà Nam), ngân hàng đầu tư và phát triển – chi nhánh sở giao dịch 1 (BIDV 1), và vay cá nhân với mức vay tăng dần mỗi năm nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. Những khoản vay ngắn hạn của Công ty chủ yếu được vay theo hợp đồng tín dụng, bảo lãnh bằng L/C và vay với thời hạn từ 6 tháng tới 1 năm nhằm phục vụ sản xuất những hợp đồng xuất khẩu túi nhựa PP trong khi những khoản vay dài hạn chủ yếu phục vụ đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

Bảng 3.12: Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Vốn chủ sở hữu 24 40 40 40 Vốn vay: 31,6 88,39 85,57 135,34 1. Vay dài hạn: 7,31 13,16 8,1 8,85 2. Vay ngắn hạn: 24,29 35,23 77,47 126,49 - VietinBank Hà Nam 24,29 35,23 77,32 93,66 - BIDV 1 - - - 32,83 - Vay cá nhân - - 0,15 - DER = 1,32 2,21 2,14 3,38

Nguồn: công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Hà Nam

Từ bảng 3.3, dễ dàng thấy được tỉ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của Công ty tăng liên tục qua các năm và đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy doanh nghiệp di vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có và hiện đang đối mặt với những rủi ro trong việc trả nợ, rủi ro biến động lãi suất ngân hàng. Dù việc tỉ số DER cao giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản tiền nộp thuế do được khấu trừ vào tiền trả lãi, đồng thời, Công ty có vốn đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, trong thời gian tới, Công ty sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần chủ động chú trọng hơn tới việc cân bằng việc vay vốn từ các tổ chức tài chính và vay vốn theo nhu cầu và khả năng của mình để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu và mở rộng sản xuất được hiệu quả, hạn chế rủi ro. Ngoài việc đầu tư cho công nghệ, nguyên liệu, Công ty nên tập trung sử dụng vốn vào việc nâng cao trình độ người lao động để người công nhân có thể làm chủ được thiết bị, nhân viên xuất nhập khẩu có khả năng thực hiện những nghiệp vụ phức tạp, tăng lợi nhuận cho Công ty.

Một phần của tài liệu biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu túi nhựa pp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w