Định hướng phát triển của công ty trong năm

Một phần của tài liệu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần cntt việt tiến mạnh (Trang 56 - 58)

PHẦN II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANh CỦA CÔNG TY

2.1Định hướng phát triển của công ty trong năm

Cùng với sự ra đời và phát triển của công nghiệp phần mềm, phần cứng, nội dung số, lĩnh vực dịch vụ CNTT đã hình thành và phát triển tại Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường này ngày càng tăng với nhiều dịch vụ đa dạng như: bảo hành, bảo trì, lưu trữ, xử lý số liệu, đào tạo, tư vấn, dịch vụ nội dung số, tích hợp hệ thống... Tuy nhiên, doanh nghiệp CNTT là thị trường phát triển nhanh nhưng tự phát, thiếu định hướng và thiếu sự chuẩn bị cho nên quy mô nhỏ và năng suất thấp. Như ngành công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có giá trị gia tăng

rất thấp, chủ yếu là lắp ráp, trong khi công nghệ lõi - lĩnh vực có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao thì lại chưa được đầu tư. Còn ngành công nghiệp phần mềm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng mới chỉ tập trung vào các dịch vụ giải trí, các sản phẩm nội dung số nhập ngoại vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các sản phẩm được phát hành.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Singapore cho thấy, để phát triển thành công CNTT, họ đã biết hướng các doanh nghiệp của mình vào mục đích nghiên cứu và xuất khẩu, tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, Châu Âu và gần đây là Trung Quốc. Thành công phát triển CNTT phụ thuộc vào hai nhân tố chính đó là doanh nghiệp và chính phủ. Trong đó chính phủ phải có những chính sách phù hợp với xu thế của thị trường và xác định chiến lược kinh doanh chính xác và rõ ràng cho từng doanh nghiệp. Phải có chính sách lôi kéo, thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, xây dựng được liên kết chăm doanh nghiệp hợp lý.

Tuy nhiên, Công ty đang băn khoăn, là liệu Việt Nam sẽ phát triển nền công nghiệp CNTT theo hướng mạnh về sản xuất, để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng của Việt Nam hay chỉ là nước tiêu thụ, ứng dụng mạnh các sản phẩm, phát minh của thế giới?

Để phát triển công nghiệp CNTT trong giai đoạn tới, công ty cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào 5 nội dung lớn :

- Tạo sự chuyển đổi sâu sắc về nhận thức đối với vai trò của công nghiệp CNTT: tuyên truyền, vận động, giải thích để các cấp, các ngành, các cơ quan trung ương và địa phương hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp CNTT, coi đây là một ngành kinh tế quan trọng, chiến lược của Việt Nam đồng thời là nền tảng, là hạ tầng và là động lực để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác

- Khẳng định chủ trương phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước: đưa ra đề án sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT, trong đó nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp CNTT được coi là nhiệm vụ trọng tâm.

- Xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển CNTT, như: chính sách, giải pháp huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho CNTT; chính sách kích cầu, phát triển thị trường CNTT; chính sách về thuế và ưu đãi đầu tư; chính sách quản lý và thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung; chính sách, giải pháp tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ về CNTT, ...

- Tăng cường hợp tác, liên kết để phát triển CNTT: đẩy mạnh việc hợp tác và liên kết giữa các bộ, ngành và các địa phương để cùng phát triển ngành công nghiệp CNTT. Đặc biệt chú trọng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như gắn kết CNTT với viễn thông, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài: nâng cao chất lượng và đẩy mạnh quy mô đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt chú trọng các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo gắn kết bồi dưỡng các kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần cntt việt tiến mạnh (Trang 56 - 58)