Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

Một phần của tài liệu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần cntt việt tiến mạnh (Trang 23 - 56)

D. Mức độ cạnh tranh

1.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

1.2.1 Phương pháp phân tích tài chính của công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

Có rất nhiều phương pháp để phân tích tài chính doanh nghiệp, công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh đã sử dụng hai phương pháp cơ bản để phân tích thực trạng tài chính của công ty mình đó là :

Phương pháp so sánh.

Phương pháp tỷ lệ.

Ngoài ra công ty còn sử dụng thêm phương pháp Dupont để phân tích. Tùy từng chỉ tiêu mà công ty cần phân tich, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để từ đó có những nhận xét đúng đắn, xác thực nhất về thực tạng tài chính của công ty, dồng thời đưa ra những định hướng giải pháp hợp lý, giúp doanh nghiệp ngày càng kinh doanh vững mạnh và phát triển.

1.2.2 Nội dung phân tích tài chính của công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

1.2.2.1 Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

Phân tích qua bảng cân đối kế toán

Tình hình biến động về tài sản của công ty:

Qua bảng 1.2 ta thấy tổng tài sản của công ty cuối năm 2012 là 16.009.823.730 đồng. Cuối năm so với đầu năm tổng tài sản của công ty tăng 2.768.415.014 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 20,91%. Ta thấy quy mô về vốn của công ty là bình thường. Việc tăng tài sản này là do trong năm tài sản ngắn hạn tăng 1.818.677.074 đồng với tỷ lệ

tăng là 16,33% và tài sản dài hạn tăng 949.737.940 đồng với tỷ lệ tăng là 45,16%. Như vậy công ty đang tăng quy mô vốn để mở rộng kinh doanh, tu sửa lại sại cơ sở để phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn. Tỷ lệ tăng này có thể nói là phù hợp với mức tài chính và tình hình kinh doanh đòi hỏi công ty phát triển, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một tăng nhanh.

Tổng tài sản của công ty tăng lên do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng tăng lên. Xét về cơ cấu tài sản thì cả năm 2011 và năm 2012 tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản công ty. Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 84,12%, năm 2012 chiếm 80,93% trong tổng tài sản công ty. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn đó giảm. Để hiểu rừ ta đi sõu vào phõn tớch chi tiết cỏc khoản mục sau:

Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán những năm gần đây của công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

Đơn vị : đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012 với năm 2011

Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Chênh lệch Tỷ lệ tăng giảm

Tỷ trọng

TÀI SẢN 13.241.408.716 16.009.823.730 2.768.415.014 20,91%

I. tài sản ngắn hạn 11.138.381.180 84,12% 12.957.058.254 80,93% 1.818.677.074 16,33% -3,19%

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 6.207.222.710 55,73% 8.031.942.156 61,99% 1.82 29,40% 6,26%

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 789.239.300 7,09% 710.013.936 5,48% - 79.225.364 -10,04% -1,61%

3. Các khoản phải thu 3.673.694.224 32,98% 3.720.591.149 28,71% 46.896.925 1,28% -4,27%

4. Hàng tồn kho 463.958.455 4,17% 489.376.041 3,78% 25.417.586 5,48% -0,39%

5. Tài sản ngắn hạn khác 4.266.491 0,04% 5.134.972 0,04% 868.481 20,36% 0,00%

II: tài sản dài hạn 2.103.027.536 15,88% 3.052.765.476 19,07% 949.737.940 45,16% 3,19%

1. Tài sản cố định 1.713.496.200 81,48% 2.804.704.252 91,87% 1.091.208.052 63,68% 10,40%

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Tài sản dài hạn khác 389.531.336 22,73% 248.061.224 8,84% - 141.470.112, -36,32% -13,89%

NGUỒN VỐN 13.241.408.716 16.009.823.730 2.768.415.014 20,91%

I. Nợ phải trả 1.122.829.834 8,48% 1.539.565.096 9,62% 416.735.262 37,11% 1,14%

1. Nợ ngắn hạn 1.085.829.834 96,70% 1.483.473.096 96,36% 397.643.262 36,62% -0,35%

2. Nợ dài hạn 37.000.000 3,30% 56.092.000 3,64% 19.092.000 51,60% 0,35%

II: Vốn chủ sở hữu 12.118.578.882 91,52% 14.470.258.634 90,38% 2.351.679.752 19,41% -1,14%

1. Vốn chủ sở hữu 12.109.756.743 99,93% 14.460.985.208 99,94% 2.351.228.465 19,42% 0,01%

2. Nguồn kinh phí và các quỹ

khác 8.822.139 0,07% 9.273.426 0,06% 451.287,00 5,12% -0,01%

(nguồn: báo cáo tài chính công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh)

*) Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 là 11.138.381.180 đồng, năm 2012 là 12.957.058.254 đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên 1.818.677.074 đồng với tỷ lệ tăng là 16,33%, tuy nhiên tỷ lệ tăng nhỏ hơn so với tài sản dài hạn. Về cơ cấu thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong năm 2012 đã giảm 3,19% so với năm 2011, ngược lại tốc độ tăng tài sản dài hạn là 3,19%. Nguyên nhân này là do:

Trong tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn và cũng có sự biến động lớn. Tuy nhiên các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2012 có tăng nhưng với tốc độ chậm, chiếm tỷ trọng thấp so với năm 2011.

+ Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền:

Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 55,73% trong tổng tài sản ngắn hạn đến năm 2012 khoản mục này chiếm 61,99%, nhìn chung khoản mục này chiếm tương đối cao. So với năm 2011 thì tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.824.719.446 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,40%. Theo báo cáo thuyết minh thì lượng tiền mặt trong công ty giảm 69 triệu, tuy nhiên tiền gửi ngân hàng tăng lên 536 triệu. Vậy khoản mục này tăng cao do sự gia tăng của tiền gửi ngân hàng. Sở dĩ do đặc điểm kinh doanh của công ty, hàng nhập khẩu là chủ yếu, để tiện lợi cho việc thanh toán và các hợp đồng giao dịch cũng thanh toán bằng chuyển khoản nên công ty đã để tiền trong ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Điều này rất tốt cho việc thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty, tuy nhiên khoản tiền và các khoản tương đương tiền nhiều và chiếm tỷ trọng lớn, xem như công ty đầu tư các lĩnh vực khác ít.

+ Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Qua bảng 2.2 ta nhận thấy, đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty đã

giảm. Năm 2011 là 789.239.300 đồng, năm 2012 là 710.013.936 đồng. Năm 2012 so với năm trước đã giảm 79.225.364 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,04%. Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, năm 2011 chiếm 7,09% và năm 2012 chiếm 5,48%. Do vậy, sự giảm đi của khoản mục này không làm ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng của tài sản.

năm 2012, công ty đã dự trữ tiền gửi ngân hàng nhiều, muốn mở rộng quy mô kinh doanh sang lĩnh vực khác.

+ Về các khoản phải thu:

Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn. Vào năm 2011 thì các khoản phải thu là 3.673.694.224 đồng chiếm 32,98% tổng tài sản ngắn hạn đến năm 2012 thì khoản này đã tăng thêm 46.896.925 đồng chiếm 28,71% tổng tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu tăng lên lên, tuy nhiên mức tăng không nhiều 1,28%, bên cạnh đó tỷ trọng trong cơ cấu tài sản ngắn hạn đã giảm so với năm 2011 là 4,27%. Các khoản phải thu tăng lên, điều này chứng tỏ công ty đã bị các khách hàng chiếm dụng vốn. Do trong năm công ty có một số chính sách bán hàng ưu đãi, khách hàng không thanh toán đúng hạn thì sẽ mất an toàn trong khả năng thanh toán của công ty, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp quản lý các khoản nợ phải thu một cách hợp lý, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều.

+ Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 25.417.586 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,48%. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2012 so với năm 2011 đã giảm 0,39%. Hàng tồn kho năm 2011 chiếm 4,17%, năm 2012 chiếm 3,78% trong tổng số tài sản ngắn hạn.

tốc độ tăng của hàng tồn kho không nhanh lắm, công ty cũng đã có những biện pháp bán hàng hợp lý, giảm số hàng tồn kho tới mức phù hợp. Hơn nữa,

tình hình lạm phát, sự chênh lệch tỷ giá hối đoái đang có xu hướng tăng, công ty dự trữ hàng tồn kho có khả năng sẽ có lợi nhuận cao, nhưng việc ứ đọng vốn quay vòng kinh doanh thì lại khó khăn. Do vậy công ty nên có những biện pháp kinh doanh phù hợp.

+ Về tài sản ngắn hạn khác:

Tổng tài sản tăng cũng do tài sản ngắn hạn khác tăng. Có thể nhận xét tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng mạnh, với tỷ lệ tăng là 20,36% tương ứng với 868.481 đồng. Trong đó năm 2011 tài sản ngắn hạn khác là 4.266.491 đồng, năm 2012 đã tăng lên 5.134.972 đồng, cả hai năm, tài sản ngắn hạn khác đều chiếm tỷ trọng ngang bằng nhau trong tổng số tài sản ngắn hạn là 0.04%.

*) Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn của công ty năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên đáng kể, mức độ tăng là 949.737.949 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,16%.

Mức tăng này chủ yếu do tài sản cố định tăng. Trong năm 2011, tài sản cố định là 2.013.027.356 đồng đến năm 2012 tài sản cố định có là 2.084.704.252 đồng. như vậy tài sản cố định đã tăng 1.091.208.052 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 63,68%. Trong năm vừa qua công ty có mua sắm thêm xe khách, phục vụ cho việc đi công tác xa của ban giám đốc, đồng thời phục vụ cho việc kinh doanh của công ty được thuận lợi hơn, công ty đã mua sắm thêm dàn máy tính… Mức độ giảm của khoản mục tài sản dài hạn khác năm 2012 so với năm 2011 là 141.470.112 đồng đã làm tổng tài sản dài hạn của công ty giảm xuống còn 949.737.949 đồng so với mức tăng của tài sản cố định. Tài sản cố định tăng đã chứng tỏ công ty đầu tư cho việc kinh doanh lâu dài và bền vững.

Tóm lại: Sự biến động trong tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy công ty đã chú trọng đến việc đầu tư, nâng cao năng lực kinh doanh, đáp ứng

việc kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, công ty còn bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán, tuy nhiên, công ty có khoản tiền gửi trong ngân hàng dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh toán những khoản nợ tới hạn. Công ty cần quan tâm hơn đến các khoản phải thu, hàng tồn kho để cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Phân tích cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn của công ty:

Tiếp tục theo dừi bảng 2.2 ta nhận thấy: Tổng nguồn vốn của cụng ty năm 2012 là 16.009.823.730 đồng, so với năm 2011 thì tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 2768415014 tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,71%. Trong đó, nợ phải trả năm 2012 là 1.539.565.096 đồng chiếm 9,62% tổng số vốn và so với năm 2011 tăng 416.735.262 đồng với tỷ lệ tăng là 37,11%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 là 14.470.258.634 đồng, chiếm 90,38% trong tổng nguồn vốn. So với năm 2011 thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.351.679.752 đồng với tỷ lệ tăng là 19,41%.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn. Chứng tỏ công ty đã chủ động được nguồn vốn của mình, không phụ thuộc vào bên ngoài, lợi nhuận sau thuế công ty giữ lại tái đầu tư nhiều. Do đặc điểm là công ty 100% vốn nước ngoài, và đặc thù công việc kinh doanh nhỏ nên công ty không nhất thiết huy động vốn từ bên ngoài, tận dụng vốn sẵn có của mình để kinh doanh, tránh chịu áp lực các khoản nợ lớn. Năm vừa qua, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp bình ổn lãi luất, nhưng điều này vẫn chưa hợp lý với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cuộc đua lãi suất vào cuối năm 2012 của các ngân hàng. Công ty lựa chọn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn là hợp lý.

Nguồn vốn của công ty tăng là do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng. Tuy nhiờn nợ phải trả tăng nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Để hiểu rừ, ta đi chi tiết vào từng khoản mục:

*) Nợ phải trả:

Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy nợ phải trả của công ty năm 2012 đã tăng lên 416.735.262 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 37,11%, do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty đều tăng.

+ Nợ ngắn hạn:

Năm 2011 nợ ngắn hạn của công ty là 1.085.829.834 đồng, đến năm 2012 là 1.483.473.096. Nợ ngắn hạn đã tăng thêm 397.643.262 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 36,62% và chiếm 96,36% trong tổng số nợ phải trả. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy tạo ra áp lực trả nợ trong năm tiếp theo lớn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là phải trả nhà cung cấp. Điều này chúng tỏ công ty đã tạo dựng được mối quan hệ uy tín tốt với nhà cung cấp, tuy nhiên để duy trì mối quan hệ này bến vững công ty nên có kế hoạch trả nợ đúng hạn, tránh để mất nhà cung cấp nguồn hàng có uy tín và chất lượng.

+ Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả của công ty, năm 2012 chiếm 3,64% tổng nợ phải trả của công ty. Công ty chỉ vay nợ dài hạn ngân hàng 56.092.000 đồng. Mức vay trong năm qua đó tăng lên so với năm 2011 là 19.092.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,6%. Vay dài hạn chi phí sử dụng vốn cao, công ty nên xem xét việc sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hợp lý.

*) Nguồn vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu là 12.118.578.882 đồng chiếm 91,52% tổng nguồn vốn. Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu là 14.470.258.634 đồng, chiếm 90,38% tổng nguồn vốn, so với năm 2011 thì vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 2.351.679.252 đồng tương ứng với tỷ

lệ tăng là 19,41%. Nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư và công ty đã lập quỹ dự phòng tài chính tăng, đây là quy định bắt buộc của nhà nước. Hơn nữa, quỹ khen thưởng phúc lợi đã chuyển sang khoản mục nợ ngắn hạn theo Thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 đã làm giảm đi một phần nguồn vốn chủ sở hữu làm cơ cấu vốn chủ sở hữu đã giảm trong tổng nguồn vốn của công ty.

Tóm lại: Kết cấu nguồn vốn của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn sẵn có của công ty: nguồn vốn chủ sở hữu, không phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay bên ngoài nhiều. Đây là một điều đáng tốt vì trong thời buổi lạm phát và nền kinh tế đang có những biến động bất thường về tỷ giá hối đoái…, lợi nhuận sau thuế công ty dựng để tái đầu tư, nâng cao tính tự chủ cho công ty, đây là điểm lợi của công ty. Tuy nhiên công ty cũng sẽ bị áp lực đối với các nhà đầu tư kinh doanh, cần có những mối quan hệ và chính sách ưu đãi đối với công nhân viên, đối tác để việc hợp tác kinnh doanh được bền vững.

1.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty Cổ phần CNTT Việt Tiến Mạnh

Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta mới chỉ thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty. Để hiểu sâu và chi tiết hơn ta đi vào phân tích các hệ số tài chính đặc trưng:

Các hệ số về khả năng thanh toán:

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chủ yếu là kinh doanh các dịch vụ : Web hosting, VPS, Server, đăng ký tên miền, thiết kế website, quảng bá Website, Seo, Google Adwords… Do đó phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế với nhà cung cấp, đối tác, các công ty lơcs… tức là thường xuyên phát sinh các khoản phải thu, các khoản phải trả. Các khoản này không phải lúc nào cũng thu và hoàn trả ngay được, vì vậy việc đi chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều không tránh khỏi.

Bảng 1.4 : Bảng phân tích tình hình công nợ năm 2011 2012

Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 12/31/2011 12/31/2012 So sánh năm 2012/

2011

Số tiền Tỷ lệ (+/-%) A: Các khoản phải thu 3,673,694,224 3,720,591,149 46,896,925 1.28%

I: Các khoản phải thu ngắn hạn 3,673,694,224 3,720,591,149 46,896,92

5 1.28%

1. Phải thu khách hàng 2,868,915,608 2,749,956,080 118,959,528 -4.15%

2.Trả trước cho người bán 763,852,149 932,001,390 168,149,24

1 22.01%

3. Các khoản phải thu khác 40,926,467 38,633,679 2,292,788 -5.60%

II: Các khoản phải thu dài hạn

B: Các khoản phải trả 1,122,829,834 1,539,565,096 416,735,262 37.11%

I: Các khoản phải trả ngắn hạn

1,085,829,8 34

1,483,47 3,096

397,64

3,262 36.62%

1. Vay và nợ ngắn hạn

2. Phải trả người bán 808,989,371 917,291,291 108,301,920 13.39%

3. Người mua trả tiền trước 7,632,410 100,655,301 93,022,891 1218.79%

4. Thuế và các khoản phải nộp

cho nhà nước 100,422,633 145,534,821 45,112,188 44.92%

5. Phải trả người lao động 90,785,420 198,978,840 108,193,420 119.17%

6.Quỹ khen thưởng phúc lợi 21,112,243 21,112,243

7. Các khoản phải trả nộp khác 78,000,000 99,900,600 21,900,600 28.08%

II: Các khoản phải trả dài hạn 37,000,000 56,092,000 19,092,000 51.60%

1. Vay và nợ dài hạn 37,000,000 56,092,000 19,092,000 51.60%

Qua bảng 1.4 phân tích tình hình công nợ của công ty năm 2011 – 2012 ta thấy các khoản phải thu, các khoản phải trả đều tăng lên đáng kể. Cụ thể các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm tăng 46.896.925 đồng với tỷ lệ tăng là 1,28%, trong khi đó các khoản phải trả cũng tăng lên 416.375.262

đồng với tỷ lệ tăng là 37,11%.

Các khoản phải thu tăng là do khoản phải thu ngắn hạn tăng mà chủ yếu là khoản trả trước cho người bán tăng, cuối năm 2011 hay (đầu năm 2012) khoản trả trước cho người bán là 763.852.149 đồng, đến cuối năm 2012 khoản trả trước cho người bán là 932.001.390 đồng, tăng lên 168.149.241 đồng với tỷ lệ tăng là 22,01%. Như vậy, trong năm 2012 công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, các bản hợp đồng ký với nhà cung cấp buộc phải trả trước một khoản tiền lớn, công ty cần tạo dựng mối quan hệ uy tín tốt để có thể huy động được nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Các khoản trả trước trong năm tăng nhiều, tuy nhiên các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác đã giảm làm cho các khoản phải thu cuối năm còn 46.896.925 đồng. Khoản phải thu của khách hàng cuối năm đã giảm 118.959.528 đồng với tỷ lệ giảm là 4,15%, và các khoản phải thu khác cũng giảm 2.292.788 đồng với tỷ lệ giảm là 5,6%. Công ty đã nỗ lực giảm các khoản phải thu trong chính sách bán hàng, để việc sử dụng vốn có hiệu quả.

Cũng trong năm qua các khoản phải trả tăng lên do các khoản phải trả ngắn hạn và cỏc khoản phải trả dài hạn đó tăng lờn rừ:

Công ty kinh doanh chủ yếu trên tiềm lực nguồn vốn chủ sở hữu, không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài nên khoản vay ngắn hạn không có. Bên cạnh đó các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng không phải bỏ ra các khoản chi phí như thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động tăng lên nhiều, góp phần tạo nguồn vốn cho kinh doanh. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng lên 45.112.188 đồng ứng với 44,92% , còn phải trả người lao động tăng 108.193.420 đồng ứng với 119,17%, tốc độ tăng cao.

Điều cần chú ý là khoản người mua trả tiền trước đó tăng lên một cách chóng mặt, năm 2011 là 7.632.410 đồng nhưng đến cuối năm 2012 thì khoản người mua trả tiền trước là 100.655.301 đồng, tăng 93.022.891 đồng với tỷ lệ tăng là

Một phần của tài liệu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần cntt việt tiến mạnh (Trang 23 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w