Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Một phần của tài liệu đại học.tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1- hải dương (Trang 34 - 36)

c. Phân loại giá thành theo phạm vi cấu thành chi phí:

2.4.2.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Trong doanh nghiệp xây lắp, việc thi công có thể được thực hiện dưới hình thức thi công chuyên bằng máy hoặc hình thức hỗn hợp: vừa thủ công, vừa bằng máy. Hình thức thi công hỗn hợp đã làm phát sinh khoản chi phí sử dụng máy thi công. Đây là khoản chi phí đặc trưng của hoạt động xây lắp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp.

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp. Chi phí máy thi công gồm: chi phí nhân công (lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả công nhân điều khiển máy), chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ dùng cho máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác dùng cho máy thi công.

Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây dựng, chi phí sử dụng máy thi công được chia thành hai loại:

- Chi phí thường xuyên: là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công như khấu hao máy, tiền thuê xe máy, lương công nhân điều khiển máy, phí tổn sửa chữa thường xuyên, nhiên liệu động lực phục vụ máy…

- Chi phí tạm thời: là những chi phí liên quan đến tháo lắp, chạy thử, vận chuyển

máy, chi về công trình tạm phục vụ cho sử dụng như lán che máy, bệ để máy…Chi phí này được phân bổ dần theo thời gian máy ở công trường.

- Có nhiều hình thức sử dụng máy thi công, gắn với mỗi hình thức có những chứng từ hạch toán khác nhau. Trường hợp máy thi công thuê ngoài, chứng từ gốc là

hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng thuê ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng, có phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng, chứng từ gốc là phiếu tính giá thành sản phẩm hoặc hóa đơn giá trị gia tăng. Trường hợp doanh nghiệp không hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế tóan riêng, chứng từ gốc là các phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng thanh toán lương, bảng tính khấu hao…Đây là căn cứ để kế toán lập bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ công tác hạch toán.

Máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình nên chi phí máy thi công liên quan đến nhiều công trình. Vậy, phải tập hợp chi phí sử dụng máy thi công sau đó phân bổ cho từng công trình theo sản lượng hoặc giờ máy sử dụng….

Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này chỉ sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thi công toàn bằng máy thì hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627. Chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Kết cấu tài khoản 623 như sau:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công

- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình.

Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: TK 623.1: Chi phí nhân công TK 623.2: Chi phí vật liệu

TK 623.3: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 623.4: Chi phí khấu hao máy thi công

TK 623.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 623.8: Chi phí bằng tiền khác

Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc hình thức sử dụng:

a. Trường hợp thuê ngoài: SVTH: Lê Thị Nga – MSSV: 10010903

Sơ đồ 2.2 - Chi phí sử dụng máy thi công

Một phần của tài liệu đại học.tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1- hải dương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w