7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng trong dung dịch đến quá trình điều
Lấy 5 gam bentonit cho vào cốc chứa 500 mL nước cất, ngâm 24 giờ, khuấy với tốc độ mạnh trong 2 giờ, sau đó tiếp tục khuấy và nhỏ từ từ 100 mL dung dịch LaCl3 với nồng độ dung dịch và thời gian khuấy thích hợp đã tìm ra ở mục 2.3.1.1. Sau đó điều chỉnh pH dung dịch ở các giá trị tương ứng là 5, 6, 7, 8, 9 bằng NaOH 1 M và HCl 1 M. Khuấy tiếp trong 24 giờ, rồi để yên trong 1 giờ và đem lọc. Sản phẩm rắn được rửa vài lần bằng nước cất để loại bỏ hết ion dư, sấy mẫu ở 600C trong 10 giờ. Mẫu được bảo quản trong các lọ ký hiệu lần lượt là B90-LapH5; B90- LapH6; B90-LapH7; B90-LapH8; B90-LapH9 và B40-LapH5; B40-LapH6; B40- LapH7; B40-LapH8; B40-LapH9. Đem mẫu đi phân tích XRD để xác định khoảng cách lớp, từ đó xác định được pH thích hợp để điều chế Ben-La.
2.3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến quá trình điều chế
Tiến hành thí nghiệm như mục 2.3.1.2 với pH thích hợp đã xác định, sau đó khuấy liên tục trong 10 giờ ở nhiệt độ 50, 70 và 90oC. Các mẫu sản phẩm được ký hiệu lần lượt là B90-LaT50, B90-LaT70; B90-LaT90 và B40-LaT50, B40-LaT70; B40-LaT90. Đem sản phẩm đi phân tích XRD để xác định khoảng cách lớp của vật liệu Ben-La đã điều chế, từ đó xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình điều chế.
2.3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng trong dung dịch đến quá trình điều chế chế
Lấy lần lượt 5; 12,5; 25; 37,5; 50; 75 và 100 gam bentonit rồi thêm vào 500 mL nước cất, ngâm trong 24 giờ và khuấy liên tục trong 2 giờ. Nhỏ từ từ 100 mL dung dịch LaCl3 có nồng độ dung dịch với thời gian khuấy, pH và nhiệt độ thích hợp đã xác định từ các thí nghiệm trên. Các mẫu sản phẩm được ký hiệu lần lượt là B90-La1%; B90-La2,5%; B90-La5%; B90-La7,7%; B90-La10; B90-La15; B90- La20% và B40-La1%; B40-La2,5%; B40-La%5; B40-La7,5%; B40-La10%; B40- La15%; B40-La20%. Đem các mẫu đi phân tích XRD để xác định khoảng cách lớp. Qua đó xác định tỷ lệ rắn/lỏng trong dung dịch tốt nhất để điều chế vật liệu Ben-La.