7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.2.1. Hiện trạng chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm
Về chất lượng nước hồ: Hàm lượng nitơ, phốtpho của nước hồ Hoàn Kiếm khá cao. Nồng độ phốtpho tổng số là 0,83 mg/l còn nồng độ phốtpho hòa tan khoảng 0,052 mg/l (trong đó mức phú dưỡng 0,035mg/l); hàm lượng các kim loại tương đối thấp, hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có hàm lượng Na, Ca, Mg là tương đối cao đặc trưng cho nước mặt. Từ đó có thể thấy tính chất ô nhiễm của hồ Hoàn Kiếm chủ yếu là các chất hữu cơ, điều này là do hồ Hoàn Kiếm chủ yếu tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, dịch vụ và nước mưa chảy tràn.
Về hàm lượng clorophyl a và mật độ, thành phần các loài tảo:
Nồng độ ban đầu của clorophyl a là 612 µg/l. Hồ Hoàn Kiếm ở trạng thái nở hoa trên diện rộng, có thể nói là hầu hết diện tích mặt hồ ở trạng thái nở hoa. Kết
quả phân tích cho thấy loài gây nở hoa ở hồ là 2 loài Vi khuẩn lam Microcystis
aeruginosa Kütz và Spirulina hanoiensis Duong, trong đó Microcystis aeruginosa
Kütz chiếm ưu thế hơn. Tổng số loài và dưới loài phát hiện được tại 3 điểm thu mẫu của hồ là 9, trong đó Vi khuẩn lam có 2 loài, thuộc 2 họ, 2 bộ, 1 lớp; ngành tảo Silic có 1 loài và dưới loài; ngành Tảo mắt phát hiện 1 loài; ngành Tảo lục có 5 loài và dưới loài, thuộc 4 họ, 2 bộ, 2 lớp. Thành phần và số lượng loài và dưới loài ở 3 điểm thu mẫu không có sự khác biệt đáng kể. Về mật độ, các điểm thu mẫu đều có mật độ rất cao, đặc biệt là điểm gần ngã tư Tràng Tiền, trong đó chủ yếu là ngành Vi khuẩn lam. Mật độ tế bào cho thấy nước hồ ở trạng thái Hypertrophy. Mật độ chung các loài tảo ở hồ Hoàn Kiếm là 1606720000 tế bào/lít, trong đó mật độ loài tảo Cyano-Bacteriophyta (là một loài tảo độc) là 1599040000 tế bào/lít. Hàm lượng clorophyl a đo được ở nước hồ Hoàn Kiếm là 612 µg/l.