PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA VIB CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại vib cần thơ (Trang 33 - 38)

XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA VIB CẦN THƠ

4.1. Phân tích tình hình hoạt động chung tại VIB Cần Thơ

Hoạt động tín dụng của Chi Nhánh

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 283.017,00 946.547,00 2. Tổng tài sản Triệu đồng 283.017,00 946.547,00 3. Vốn huy động Triệu đồng 118.235,00 188.755,00 4. Tổng dư nợ - Ngắn hạn - Trung và dài hạn Triệu đồng 265.204,23202.976,40 62.227,83 902.324,59 732.403,78 169.920,81 5. Dư nợ đầu tư mua, xây dựng

và sửa chữa nhà Triệu đồng 37.876,00 88.970,00 6. Nợ quá hạn Triệu đồng 1.250,00 2.879,00 7. Tổng vốn huy động trên

tổng nguồn vốn % 41,78 19,94

8. Tổng dư nợ trên vốn huy

động Lần 2,2 4,9

9.Tổng dư nợ trên tổng tài sản % 94 95 10. NQH trên tổng dư nợ % 0,47 0,32 11. Dư nợ ngắn hạn trên tổng

dư nợ % 76,54 81,17

12. Dư nợ trung và dài hạn trên

13. Dư nợ đầu tư mua, xây dựng và sửa chữa nhà/ Tổng

tài sản % 13,38 9,40

Nhận xét:

- Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

Nhận xét thấy tình hình huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng ở mức tương đối vào năm 2006, nhưng huy động vốn kém so với nhu cầu cho vay vào năm 2007 được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ. Cụ thể, năm 2006 bình quân 1 đồng vốn huy động thì tạo ra 2,2 đồng dư nợ. Năm 2007 bình quân 4,9 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia.

- Tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

Qua 2 năm, tỷ số này lần lượt là 41,78% và 19,94%. Điều này cho thấy năm 2006 Ngân hàng có khả năng chủ động về nguồn vốn hơn năm 2007 mặc dù vốn huy động năm 2007 cao hơn năm 2006.

Để giải thích về 2 chỉ tiêu này ở VIB Cần Thơ, ta tìm hiểu các nguyên nhân sau: VIB Cần Thơ thành lập vào ngày 26/07/2005, nên thị phần nhỏ hơn so với những Ngân hàng kỳ cựu khác ở Cần thơ như: Vietcombank, Á Châu, Đông Á. Do đó, so với các Ngân hàng khác ở Cần Thơ, khả năng cho vay của VIB năm 2006 tương đối thấp, nhưng ngược lại khả năng huy động vốn không cách xa các Ngân hàng khác do duy trì lãi suất ở mức cao (vào tháng 5/2006 kỳ hạn 12 tháng là 9,12%/năm trong khi lãi suất cơ bản của NHNN là 8,25/năm.)

Năm 2007, sự sôi động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và vàng đã hút bớt 1 lượng tiền nhàn rỗi đáng kể trong thị trường khiến hoạt động huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Trước tình hình đó, VIB Cần Thơ vẫn duy trì mức lãi suất cao 9,24%/năm nên vốn huy động tăng 59,64% so với năm 2006. Ngược lại, do mục tiêu tăng trưởng năm 2007 khá cao, nên cầu

vốn cho nền kinh tế lớn mà kênh chủ yếu vẫn là Ngân hàng, do đó tổng dư nợ tăng 240,24% so với năm 2006. Mà nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Do đó, bình quân 4,9 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Theo quy tắc của VIB thì mọi hoạt động của VIB Cần Thơ đều phải thông qua VIB Hội sở . Vì thế, 3,9 đồng dư nợ còn lại do nguồn vốn xin điều chuyển đến từ Hội sở tham gia. Vậy, khả năng chủ động về nguồn vốn của VIB Cần Thơ năm 2007 thấp hơn năm 2006.

- Tổng dư nợ trên tổng tài sản: đây là chỉ số tính toán hiệu quả của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này qua 2 năm lần lượt là 94% và 95%. Vào năm 2006, cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,94 đồng dư nợ, thể hiện hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Và tiếp tục tăng trưởng ở năm 2007: cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,95 đồng dư nợ. Bên cạnh đó, hai tỷ lệ 94% và 95% còn cho thấy được quy mô tín dụng của VIB rộng như thế nào.

Tuy là một Ngân hàng non trẻ ở Cần Thơ, nhưng VIB có thể đạt hiệu quả tín dụng cao như thế là do:

Sự phát triển của nền kinh tế Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho VIB. Bên cạnh đó, VIB tập trung phát triển nguồn nhân lực, thủ tục vay vốn gọn nhẹ và nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và hợp lý, lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng quen thuộc…

- Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ lần lượt qua 2 năm là 0,47% và 0,32%, đều nhỏ hơn 5%. Vì thế, chất lượng tín dụng tại VIB Cần Thơ cao. Có thể đạt chất lượng tín dụng cao như vậy vì VIB Cần Thơ đã quản lý rủi ro tín dụng thông qua kiểm soát quy trình nghiệp vụ chặt chẽ dựa trên nguyên tắc phân cấp phân quyền, tự chủ tự chịu trách nhiệm

.- Dư nợ ngắn ( trung, dài ) hạn trên tổng dư nợ: Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn.

Từ đó, giúp đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ lần lượt qua 2 năm là 76,54% và 81,17%

Dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ lần lượt qua 2 năm là 23,46% và 18,83% Trong 2 năm qua, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, năm 2007 tỷ trọng này tăng 4,63%. Ngược lại, chỉ tiêu dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ luôn thấp và có xu hướng giảm. Cơ cấu này khá hợp lý vì hiện nay các Ngân hàng chưa tìm được nguồn vốn huy động dài hạn và ổn định. Đến nay, các nguồn vốn huy động đa phần là tiền gửi ngắn hạn. Có thể nói, các ngân hàng chỉ mới tạo nên thị trường tiền tệ, còn thị trường vốn dài hạn vẫn chưa phát triển.

4.2. Phân tích tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại VIB:Tình hình cho vay tại VIB Cần Thơ Tình hình cho vay tại VIB Cần Thơ

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ 265.204,23 100,00 902.324,59 100,00 240,24 - Cho vay SXKD 210.514,71 79,38 759.424,09 84,16 260,75 - Cho vay tiêu dùng 41.687,20 15,72 97.462,85 10,80 133,79 + Đầu tư mua xe 1.761,20 0,66 2.079,35 0,23 18,06 + Đầu tư mua, xây

dựng và sửa chữa nhà 37.876,00 14,28 88.970,00 9,86 134,89 + Cho vay du học 2.050.00 0,78 6.413,50 0,71 212,85 - Cho vay tín chấp 908,89 0,34 2.060,72 0,23 126,73 - Cho vay dịch vụ và

kinh doanh khác 12.093,43 4,56 43.377,15 4,81 258,68

Nhận xét:

Năm 2007, mức tăng trưởng tín dụng của VIB Cần Thơ là 240,24% trong khi mức tăng trưởng của toàn hệ thống là 130%, vượt 110,24% mặc dù dư nợ cuối năm 2007 của VIB Cần Thơ so với những Ngân Hàng khác tại Cần thơ xấp xỉ nhau. Nguyên nhân là do VIB chỉ mới hoạt động ở Cần Thơ năm 2005 nên dư nợ cuối năm 2006 chưa cao. Sang năm 2007, VIB đã hòa mình vào sự phát triển của nền kinh tế Cần Thơ. Vì thế, đã tạo ra sự vượt bậc như thế.

Năm 2007 phải nói là năm của ngành Ngân hàng. Năm 2006, mức tăng trưởng kinh tế là 8.2% với mức tăng trưởng tín dụng là 25%. Năm 2007, mức tăng trưởng kinh tế là 8.5% với mức tăng trưởng tín dụng là 130%. Tại Cần Thơ, mức tăng trưởng GDP đạt 14.37% năm 2006, 16% năm 2007. Vậy, với mức độ tăng trưởng kinh tế bình thường như thế thì mức tăng trưởng đó của toàn hệ thống nói chung của VIB Cần Thơ nói riêng có hợp lý hay chứa nhiều rủi ro? Đặc biệt là những ảnh hường mà “cơn sốt nhà đất” mang lại. Để giải đáp câu hỏi này, ta đi tìm hiểu cơ cấu dư nợ tín dụng tại VIB Cần Thơ.

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại VIB, lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 79,38% năm 2006; 84,16% năm 2007 với mức tăng trưởng 260,75%. Kế đó là lĩnh vực tiêu dùng, đạt 15,72% năm 2006; 10,8% năm 2007 với mức tăng trưởng 133,79%. Trong đó, đầu tư mua xây dựng sửa chữa nhà chiếm 14,28% năm 2006; 9,86% năm 2007 với mức tăng trưởng 134,89%. Qua đó, ta thấy được thế mạnh của Ngân hàng là cho vay SXKD và đầu tư mua, xây dựng và sửa chữa nhà và vị trí của nghiệp vụ cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại VIB Cần Thơ, chỉ đứng sau lĩnh vực cho vay SXKD.

Không chỉ riêng VIB Cần Thơ, mà hầu hết các Ngân hàng đều có tỷ trọng dư nợ cho vay SXKD cao nhất. Vì mục tiêu của mọi nền kinh tế trong mọi thời đại là sự tăng trưởng. Mà góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng đó là quá trình sản xuất do quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người nên SXKD luôn là nhu cầu tiên phong trong mọi nền kinh tế. Vì thế, bản thân nghiệp vụ cho vay SXKD của Ngân hàng vốn đã đứng vị trí đầu bảng. Năm 2007, góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực SXKD là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006, đã làm cho cả nước nói chung, Cần Thơ nói riêng đều đẩy mạnh

tốc độ phát triển. Trong bối cảnh đó, nhu cầu SXKD càng tăng, các doanh nghiệp thì cần nhiều vốn. Trong giai đoạn này, tuy thị trường chứng khoán Việt Nam có phát triển nhưng còn non trẻ. Do đó, bản thân doanh nghiệp chưa đủ khả năng để huy động vốn từ kênh này, Ngân hàng vẫn là kênh đầu tư vốn chủ yếu. Và VIB Cần Thơ thì luôn đáp ứng nhu cầu này, nên cho vay SXKD tại VIB đạt mức tăng trưởng là 260,75%.

Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại VIB Cần Thơ, ta phân tích bảng số liệu dư nợ cho vay bất động sản phân theo nhu cầu vốn vay.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại vib cần thơ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w