NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trưng nhị - tp cà mau (Trang 71 - 75)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

4.4.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng luôn phải đối phó với các loại rủi ro từ mọi nguồn gốc. Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn. Vì vậy để ngân hàng có thể đạt được mục tiêu kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay thì cần phải tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng để từ đó đề ra biện pháp khắc phục một cách hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân thực tế phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan

+ Do cơ chế chính sách của Nhà Nước

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nên còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ ban hành các chính sách thuế, chính sách

xuất nhập khẩu, quy định về đất đai, nhà ở… Khi một chính sách bị thay đổi đột ngột như cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, nay do thuế tăng dẫn đến việc kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng cũng bị rủi ro theo. Hơn nữa, kế hoạch, quy hoạch, dự báo sức tiêu thụ thị trường thiếu khoa học, không chính xác, định hướng chiến lược không phù hợp dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ không có tiền trả cho ngân hàng. Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng phát sinh từ việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của cơ quan Nhà Nước: quản lý doanh nghiệp lỏng lẻo, cấp phép tràn lan, công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật.

+ Do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Mặc dù các Luật, văn bản dưới Luật chi phối hoạt động ngân hàng đã được sửa đổi rất nhiều cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường song vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các Luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn tuỳ tiện (thời gian giải quyết một vụ kiện khách hàng là cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng không trả được nợ ngân hàng thường kéo dài ít nhất 1 năm chưa kể thời gian thi hành án). Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng.

+ Do môi trường bên ngoài

Trong những năm qua tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn biến phức tạp và có nhiều thay đổi bất thường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Bên cạnh đó thì sự tái phát dịch cúm gia cầm cũng làm cho nhiều hộ chăn nuôi phải điêu đứng. Đặc biệt là sự xuất hiện của bệnh lợn tai xanh trong năm 2007 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Tình hình lạm phát trong thời gian qua cùng với sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu dẫn đến mọi mặt hàng đều tăng giá đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan

+ Từ phía khách hàng

Trong quá trình lao động bị tai nạn bất ngờ khiến người lao động mất khả năng lao động hay bị thất nghiệp. Vì thế mà nguồn thu bị thay đổi gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng.

Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn hay người vay vốn bị chết, mất tích cũng gây ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng.

Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như sau khi vay vốn về để sản xuất kinh doanh nhưng chỉ sử dụng một phần vốn vào mục đích chính, phần còn lại sử dụng vào những mục đích khác như chi tiêu cho cá nhân, mua sắm vật dụng gia đình, bài bạc… làm thất thoát nguồn vốn dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Do trình độ quản lý của khách hàng kém, không nắm bắt được thông tin kinh tế thị trường cùng với sự hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với các sản phẩm khác, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì thế làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ cho ngân hàng.

Một số khách hàng không có ý thức trong việc trả nợ cho ngân hàng, chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường quên trả nợ khi đến hạn hoặc có tâm lý để nợ quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thường để cho cán bộ ngân hàng phải tới lui nhiều lần nhắc nhở, đôn đốc mới chịu trả nợ.

+ Từ phía ngân hàng

Do tài sản thế chấp bị mất giá. Khi ngân hàng thẩm định cho vay thì tài sản thế chấp đang giá cao, sau đó giá giảm mạnh, khách hàng không trả được nợ, ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được do giá quá thấp hoặc là không có người mua hoặc là tiền thu về thấp hơn so với số tiền cho vay.

Quyết định cho vay đúng đắn nhưng do địa bàn rộng với có nhiều khách hàng vay vốn nên cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng không ngăn chặn kịp thời dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Tóm lại, dù là nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ. Do đó sự tiếp cận các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng nhìn nhận một các đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn từ đó có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu, thiết thực hơn.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn” có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất. Vì vậy đương đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi hướng đến mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quản lý và có các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trưng nhị - tp cà mau (Trang 71 - 75)