7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y = y1 - yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1
∆y = *100 - 100% yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH CÀ MAU
Cà Mau là vùng đất tận cùng của tổ quốc, có nhiều tiềm năng để phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện, phát triển nuôi trồng thủy sản. Có thế mạnh về nông nghiệp và có điều kiện để phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực và thực phẩm.
3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Cà Mau là vùng đất mang nhiều đặc thù của Miền Tây Nam Bộ, có nhiều kinh rạch, có ba mặt giáp với Biển Đông và vịnh Thái Lan, có bờ biển dài 251,7 km thuận lợi cho việc phát triển ngư nghiệp và đánh bắt thủy sản. Đất đai phần lớn bị nhiễm mặn không còn phù hợp với việc trồng cây nông nghiệp. Tuy nhiên môi trường nước lợ là điều kiện sinh thái tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, cá…Từ năm 2000, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản suất, tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi phần lớn diện tích đất kém hiệu quả sang nuôi tôm nên diện tích đất dùng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh. Thuỷ hải sản là ngành kinh tế quan trọng nhất của tỉnh, và cũng là thế mạnh của Cà Mau.
3.1.2. Tình hình kinh tế
Tiềm năng kinh tế
Tiềm năng du lịch
Qua lịch sử lâu dài, con người và thiên nhiên Cà Mau đã tạo nên những nguồn lực khá phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch với các tuyến, điểm và hình thức đa dạng.
Tổng chiều dài của hệ thống kênh rạch tỉnh Cà Mau lên tới 7000 km, chiếm 4% diện tích tự nhiên của tỉnh, xen vào đó là các dải vườn cây, các sân chim tự nhiên, nhân tạo với nhiều loại chim quý hiếm, các rừng tràm bát ngát… tạo nên các tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc,… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên thuỷ của tự nhiên, những điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, Cà Mau còn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hội truyền thống chung và riêng của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ.
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Cà Mau. Diện tích nuôi thuỷ sản ngày càng được mở rộng. Tỉnh đã quy hoạch phương án chuyển đổi một số diện tích trồng lúa nhiễm phèn mặn không có hiệu quả sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Từ đó, dịch vụ kinh tế thuỷ sản phát triển khá, nhất là lĩnh vực cung ứng tôm giống, công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng có tốc độ tăng nhanh. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý có 3 mặt giáp biển, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, trong đó có khai thác dầu khí.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRƯNG NHỊ - TP CÀ MAU MAU
3.2.1. Lịch sử hình thành
Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, NHNo & PTNT Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh (thành phố) trên cả nước để phục vụ sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương.
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau được hình thành căn cứ vào:
- Quyết định số 655/2003QĐ - NHNN ngày 25/6/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc chấm dứt hoạt động và sáp nhập Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam vào NHNo & PTNT Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long.
- Quyết định số 90/QĐ/NHNN ngày 7/2/2001 của Thống đốc NHNN quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau là chi nhánh cấp 3 được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty vàng bạc đá quý tỉnh Cà Mau sáp nhập vào NHNo & PTNT Việt Nam:
- Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trưng Nhị.
- Trụ sở giao dịch: Nhà số 02 - 04, Trưng Nhị, phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị là đơn vị phụ thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 5 điều 11 chương III và thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 10 Chương II tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Giám đốc
Điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đôc NHNo & PTNT VIệt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình.
Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm:
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, các trưởng tổ chuyên môn nghiệp vụ.
- Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh. - Việc thay đổi trụ sở của chi nhánh.
- Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài quy định.
- Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của chi nhánh cấp trên.
Được ký các hợp đồng: tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như sử dụng điện, nước, điện thoại,…
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên theo quy định.
Phân công cho phó giám đốc đi dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh, khi giám đốc đi vắng trên 1 ngày nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho phó giám đốc chỉ đạo điều hành công việc chung.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao. Phó giám đốc
Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (Theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.
Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Tổ tín dụng
Nhiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Tổ kế toán - ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
3.2.4. Những qui định về tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau tại chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau
Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều kiện
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sụ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam.
Đối tượng cho vay
Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
Khách hàng dân cư
- Cá nhân - Hộ gia đình.
3.3.5. Quy trình tín dụng tại ngân hàng
(1) (2)
(3) (5) (4)
(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
(2) Tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ
sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
(3) Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định (nếu có) do
phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản)
Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.
Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
(4) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế
toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
(5)Thu nợ và xử lý phát sinh sau khi cho vay.
3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 -2007 NĂM 2005 -2007
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng
Khách hàng nộp
hồ sơ Cán bộ tín dụng thẩm định dụng xét cho vayTổ trưởng tín
Giám đốc duyệt cho vay Kế toán phát vay
Kiểm tra sau khi cho vay
đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong 3 năm qua trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh NHNo & PTNT Trưng Nhị - TP Cà Mau với sự nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ ngân hàng đã vượt qua khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 - 2007 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2006 so với 2005 2007 so với 2006 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1.Tổng thu nhập - Thu từ hoạt động tín dụng - Thu từ hoạt động dịch vụ - Thu nhập khác 2. Tổng chi phí - Chi phí hoạt động tín dụng - Chi phí hoạt động dịch vụ - Chi phí khác 3. Lợi nhuận 4.116 3.914 16 186 3.538 2.832 4 702 578 8.250 8.002 28 220 7.041 5.467 _ 1.574 1.209 7.645 7.124 94 427 4.530 4.294 _ 236 3.115 4.134 4.088 12 34 3.503 2.635 _ 872 631 100,44 104,45 75,00 18,28 99,01 93,04 _ 124,22 109,17 -605 -878 66 207 -2.511 -1.173 _ -1.338 1.906 -7,33 -10,97 235,71 94,09 -35,66 -21,46 _ -85,01 157,65
Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Thu nhập
Nhìn chung thu nhập của ngân hàng qua 3 năm biến động không ngừng. Trong năm 2005 thu nhập của ngân hàng là 4.116 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, đạt 3.914 triệu đồng. Thu từ hoạt động dịch vụ và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ là 16 triệu đồng, thu nhập khác là 18 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, đây cũng là nguồn thu chính yếu của ngân hàng.
Sang năm 2006 với sự nổ lực của tập thể cán bộ ngân hàng, thu nhập của ngân hàng là 8.205 triệu đồng, tăng 4.134 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng