Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh nhà máy TNG1.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh nhà máy tng1 (Trang 92 - 94)

- Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động hằng ngày cảu công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiên các quyền và

PHẨM TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY TNG

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh nhà máy TNG1.

và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh nhà máy TNG1.

Trên cơ sở nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễ em mạnh dạn đưa ra một số giải phấp cải tiến hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:

- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Giá thực tế của nguyên vật liệu ngoài giá mua thì khi tiến hành nhập kho giá trị không tính thêm vào chi phí thu mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ, điều này ảnh hưởng tới việc xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy để xác định đúng giá trị nguyên vật liệu công ty cần tính thêm các chi phí vận chuyển, chi phí thu mua vào giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất.

+ Các khoản sử dụng kiên quan đến nguyên vật liệu cần được chi tiết ra nhiều tài khoản hơn nữa. Ở đây kế toán sử dụng hai toàn khoản TK1521- nguyên vật liệ chính và TK 1522 – nguyên vật liệu khác. Trong TK1522 bao gồm rất nhiều loại vật liệu như : cúc, chỉ, phấn vẽ, dầy máy, nhiên liệu,… điều này sẽ là cho kế toán theo dõi khó khăn hơn. Nêm chi tiết thành các tiểu khoản như:

TK1521: nguyên vật liệu chính: vải, mex,..

TK1522: nguyên vật liệu phụ: cúc, chỉ, phấn vẽ,.. TK1523: nhiên liệu, dầu máy,…

Việc chi tiết tài khoản ra như vậy thì giảm bớt được khối lượng và cụ thể bóc tách phân biệt được đâu là nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phu, các phụ liệu khác. Nhờ đó mà việc theo dõi vật liệu sẽ được chính xác hơn.

- Về chi phí nhân công trực tiếp: Khoản tiền lương trích trước, tiền nghỉ phép của công nhân vẫn sử dụng TK 334- phải trả công nhân viên, để theo dõi điều này ảnh hưởng tới công tác hạch toán vì không bóc tách được đâu là lương chính, đâu là lương phụ,… đâu là khoản tiền lương trích trước, tiền

nghỉ phép của công nhân viên. Vì vậy các khoản tiền cần sử dụng một tài khoản riêng để theo dõi là TK335 – chi phí phải trả, coi đó là một lương chi phí phát sinh trong kỳ.

- Về chi phí sản xuất chung: Nhà máy cần đầu tư thêm các trang máy móc thiết bị nhằm mục đích vừa nâng cao năng xuất của máy, vừa giảm bớt được các chi phí về sửa chữa, khấu hao. Giảm thấp chi phí khấu hao TSCĐ trên cơ sở tận dụng công suất máy móc thiết bị. Chi phí điện chiếp tỷ trọng lớn nhất trong các khoản mục chi phí sản xuất chung. Do đó nhà máy cần tìm giải pháp tiết kiệm điện, tận dụng nguồn điện trên cơ sở tăng năng suất lao động.

- Về giá thàn: Giá thành sản phẩm của nhà máy còn cao. Vì vậy với chủ trương mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường thì giá thành sản phẩm của nhà máy còn cao. Do đó nhà máy nên:

+ Tận dụng mức cao nhất kahr năng của TSCĐ vì TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ dản xuất kinh doanh của chính công ty. Sử dụng tốt TSCĐ, khia thác hết công suất máy móc thiết bị sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất chung, hạ giá thành sản phẩm.

+ Cung ứng vật liệu một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối thiếu chi phí.

+ Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với khâu mua sắm, kiểm nhận bảo quản, dự trữ vật tư trong quá trình sản xuất, nhằm ngăn ngừa tối đa mất mát, hư hỏng, kém chất lượng của nguyên vật liệu và cung ứng một cách kịp thời, đầy đủ cho sản xuất.

+ Cuối mỗi kỳ, mỗi quý, mỗi năm công ty nên thường xuyên đánh giá chi phí để đưa ra những nhận định chính xác về tình hình quản lý và thực hiện chi phí , cần xác định các khoản chi phí đã tiết kiệm hay bội chi, nguyên nhân đãn đến tình trạng đó là do chủ quan hay khách quan.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu ở trên ta thấy hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nó là một bộ phận quan trọng tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay thì việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau thời gian thực tế tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại chi nhánh nhà máy TNG1, đã giúp em nhận thấy rằng công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thánh sản phẩm là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến thành hay bại cảu một công ty.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp chi nhánh nhà máy TNG1 có được những máy móc trang thiết bị hiện đại, từ đó giúp tăng năng suất lao động, giải phóng sự lao động dư thừa, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Để nhà máy tồn tại và phát triển ngày càng mạnh như hiện nay thì công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được nhà máy chú trọng, đặc biệt là trong việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy không ngừng lỗ lực cố gắng nghiên cứu cải tiến công tác quản lý và công nghệ sản xuất để phù hợp với yêu cầu thị trường.

Qua thời gian học tập và nghiên cứu thực tế tại chi nhánh nhà máy TNG1 em mạnh dạn đưa ra một số đề xuất của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí và tính gái thành sản phẩm tại nhà máy. Tuy nhiên, với thời gian thực tập không nhiều, dưới góc nhìn của một sinh viên, giữa kiến thức và thực tế còn là một khoảng cách, những đề xuất của em không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong được sự đóng góp chỉ đạo quý báu của cô HOÀNG MỸ BÌNH cũng như cán bộ nhân viên phòng kế toán của chi nhánh nhà máy TNG1 để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 20 thàng 08 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh nhà máy tng1 (Trang 92 - 94)