Chương II QUẦN XÃ SINH VẬT

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 46 - 47)

C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.

Chương II QUẦN XÃ SINH VẬT

1b. Một quần thể sinh vật nào đó được coi là quần thể đặc trưng của quần xã khi quần thể đó A. có kích thước lớn, phân bố rộng trong sinh cảnh của quần xã, ít gặp hoặc không gặp ở các quần xã khác.

B. có số lượng cá thể nhiều, thích nghi với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng. C. gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh.

D. gồm các cá thể sinh trưởng mạnh, không bị các loài khác chèn ép.

2b. Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất?

A. Tiết kiệm không gian. B. Trồng nhiều loại cây trên một diện tích. C. Nuôi nhiều loại cá trong ao. D. Tăng năng suất từng loại cây trồng. 3a. Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ

4b. Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang mà kiến rất thích làm tổ, thức ăn kiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây. Quan hệ giữa kiến và cây kiến là quan hệ

A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh.

5b. Để diệt sâu đục thân hại lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp bảo vệ sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể.

6c. Cừu và chuột túi cùng sống trong một khu vực. Về sau cừu tăng số lượng còn chuột túi giảm mạnh. Hiện tượng này được gọi là

A. cạnh tranh cùng loài. B. tự tỉa thưa. C. tách đàn. D. cạnh tranh khác loài. 7b. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. 8b. Quan hệ giữa trùng sốt rét và con người là

A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. 9a. Trong diễn thế, loài nào trong quần xã đã “ tự đào huyệt chôn mình”?

A. loài đặc hữu. B. loài đặc trưng. C. loài ưu thế. D. loài địa phương. 10b. Điều nào dưới đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

A. Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

B. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.

C. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt. 11b. Diễn thế sinh thái có thể hiểu là

A. sự biến đổi cấu trúc quần thể. B. thay quần xã này bằng quần xã khác. C. mở rộng vùng phân bố. D. thu hẹp vùng phân bố.

12c. Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

A. hội sinh. B. con mồi – vật dữ. C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh. 13b. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân hủy. 14a. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là

A. nắm được quy luật phát triển của quần xã.

B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.

D. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.

15b. Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau.

C. các loài kiếm ăn vào các thời gian khác nhau trong ngày. D. cạnh tranh khác loài.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 46 - 47)