Chương II QUI LUẬT DI TRUYỀN I Một số câu hỏi lí thuyết

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 26 - 27)

I. Một số câu hỏi lí thuyết

Câu 1. Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội: 1 lặn cần những điều kiện nào?

- Bố mẹ dị hợp một cặp gen.

- Trội lặn hoàn toàn

- Số lượng cá thể con lai phải lớn

- Quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.

- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.

Câu 2. Cần thực hiện phép lai nào để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội? Thực hiện phép lai phân tích.

- Nếu Fb đồng tính → cơ thể KH trội đó có KG đồng hợp

- Nếu Fb phân tính → cơ thể KH trội đó có KG dị hợp Ví dụ: …

Câu 3. Trong phép lai hai tính trạng, để F có TLKH 9: 3: 3: 1 các điều kiện cần có những điều kiện nào?

- Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập

- Trội lặn hoàn toàn

- Số lượng cá thể con lai phải lớn

- QT giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.

- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau..

Câu 4. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau không? Giải thích.

Hai alen của cùng một gen có tương tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc trội lặn không hoàn toàn hoặc đồng trội.

Câu 5. Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó (ở người) là do gen lặn nằm trên NST X hay do gen trên NST thường quy định?

Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay trên NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.

Câu 6. Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thể nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?

Dùng phép lai thuận nghịch có thể xác định được tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định.

Nếu kiểu hình của con luôn giống mẹ thì đó là do gen ngoài nhân quy định.

Câu 7. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì? Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một KG nào đó ở ĐV ta cần tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con con.

Câu 8. Giữa gen và tính trạng có những mối quan hệ nào?

- Một gen qui định 1 tính trạng (tác động riêng rẽ) - Nhiều gen cùng qui định 1 tính trạng (tương tác gen). - Một gen qui định nhiều tính trạng (tác động đa hiệu).

Câu 9. Điều kiện để thỏa mãn các qui luật di truyền là:

* Qui luật phân li độc lập

- Một gen qui định 1 tính trạng

- Các cặp alen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. * Qui luật LKG và HVG

- Một gen qui định 1 tính trạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cặp alen đang xét nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. * Qui luật tương tác gen không alen

- Nhiều gen cùng qui định 1 tính trạng.

- Các cặp gen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 26 - 27)