Chương III DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 33 - 35)

II. Câu hỏi trắc nghiệm

Chương III DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

1. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định tạo nên A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể. D. tính ổn định trong kiểu hình của loài. 2. Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì

A. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen. B. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.

C. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên. D. quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền 3. Cơ sở di truyền học của hôn nhân gia đình: cấm kết hôn trong họ hàng gần là A. ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.

B. gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp. C. ở thế hệ sau xuất hiện sự phân li kiểu hình.

D. gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp biểu hiện tính trạng có hại.

4. Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. B. Tần số của alen A là 0,6; alen a là 0,4 C. Nếu là quần thể giao phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA chiếm 0,16.

D. Nếu là quần thể tự phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 0,3

5. Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,25 AA: 0,5Aa: 0,25aa. Kết luận nào sau đây không

đúng?

A. Quần thể cân bằng về mặt di truyền. B. Tần số alen A là 0,4

C. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì tần số tương đối của các kiểu gen sẽ bị thay đổi.

D. Nếu loại bỏ các kiểu hình lặn thì quần thể bị mất cân bằng về di truyền. 6. Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Quần thể nào sau đây chắc chắn đang cân bằng về mặt di truyền?

C. Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng. D. Quần thể có 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng. 7. Một quần thể có 500 cây AA, 400 cây Aa, 100 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. B. Alen A có tần số 0,60; alen a có tần số 0,40.

C. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,42.

D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng về di truyền.

8. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA chiếm 0,4; IB chiếm 0,3; IO chiếm 0,3. Kết luận nào sau đây không chính xác? A. Có 6 loại kiểu gen về tính trạng nhóm máu. B. Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%. C. Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 40%. D. Người nhóm máu B chiếm tỉ lệ 25%.

9. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp sẽ là

A. 0,5% B. 49, 5% C. 50%. D. 1, 98%

10. . Giả sử 1 quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10.000 cá thể, trong đó có 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là A. 900. B. 9900. C. 8100. D.1800.

11. Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ, tỉ lệ dị hợp sẽ là A. 128 1 B. 128 127 C. 256 255 D. 256 1

12. Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen: 0,5AA: 0,5Aa. Sau 3 thế hệ tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể là

A. 0,25AA: 0,5Aa B. 16 1 AA: 8 7 Aa: 16 1 aa C. 32 23 AA: 16 1 Aa: 32 7 aa D. 16 7 AA: 2 1 Aa: 16 1 aa 13. Một quần thể tự phối có 100% Aa. Đến thế hệ F5, thành phần kiểu gen là A. 100% Aa B. 25%AA: 50%Aa: 25%aa

C. 48,4375%AA: 3,125%Aa: 48, 4375%aa D. 46,875%AA: 6,25%Aa: 46,875%aa 14. Quần thể nào sau đây đang đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec? A. 100%Aa. B. 25%AA: 50%aa: 25%Aa C. 100%aa. D. 48%AA: 36%Aa: 16%aa 15. Vốn gen của quần thể là

A. tổng số các kiểu gen của quần thể. B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể. C. tần số kiểu gen của quần thể. D. tần số các alen của quần thể.

16. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.

C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.

D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. 17. Một quần thể ngẫu phối có tần số tương đối a

A

= 20, 8 , 0

có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. B. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa C. 0,64AA + 0,42Aa + 0,32aa. D. 0,04AA + 0,16Aa + 0,42aa.

18. Tần số của các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81AA + 0,18 Aa + 0,01aa là A. 0,9A: 0,1a B. 0,7A: 0,3a C. 0,4A: 0,6a D. 0,3A: 0,7a.

19. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,5AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F1 là

A. 0,60AA + 0,20Aa + 0,20aa = 1 B. 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. C. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. D. 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa = 1

20. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen A và a, người ta thấy số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể này là

A. 36% B. 24% C. 48% D. 4,8%

chiếm tỉ lệ 1%. Cho biết gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Tần số của alen a trong quần thể này là

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Sinh (Trang 33 - 35)