T1: Phải cạnh tranh với nhiều website lớn và chuyên nghiệp. T2: Thị trường TMĐT phát triển đồng thời cũng là thách thức của VIC khi các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính có thể sẽ sớm nhảy vào thị trường cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ. T3: Các sản phẩm Việt Nam chưa có sự chuyên môn hóa trong sản xuất là một thách thức trong việc đưa thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế.
+ Tiến hành các hoạt động marketing để đưa website đến với mọi người, giới thiệu với khách hàng về sàn giao dịch của mình để khiến sàn giao dịch không còn xa lạ, đồng thời dần tạo lập thói quen sử dụng sàn giao dịch của cộng đồng.
+ Vừa hoạt động vừa học hỏi chiến lược phát triển của đối thủ và rút kinh nghiệm từ các đối thủ đã bị thất bại trên thị trường, tìm ra hướng đi thích hợp nhất cho mình, cho dù con đường là “đường vòng” để đi đến thành công.
• Trong quá trình kinh doanh, tận dụng điểm mạnh và các cơ hội đem lại:
- VIC sẽ tập trung hoàn thiện, cải tiến ứng website, tổ chức các hoạt động thu hút thành viên nhằm quảng bá cho website và tạo niềm tin đối với khách hàng.
- Đưa ra các chiến lược, chính sách khuyến khích các nhà cung cấp tham gia sàn giao dịch.
- Đối với khách hàng tham gia mua bán và trao đổi trên vic.com.vn, thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm đối với khách hàng để giành được lòng tin của khách hàng khi giao dịch trên sàn.
- Quản lý nghiêm ngặt website, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, xử lý khiếu nại, tranh chấp kịp thời để tạo sự hài lòng cho khách hàng và nhà cung cấp.
- Liên tục đào tạo, trau dồi nguồn lực trong VIC, không ngừng phát huy và sáng tạo những ý tưởng mới để sàn giao dịch ngày một hoàn thiện hơn, thu hút được nhiều người sử dụng hơn, và kinh doanh một cách có hiệu quả nhất để đáp ứng được sự phát triển của kinh tế, xã hội và không bị tụt hậu trong thị trường TMĐT đang phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay.