214 Hao mòn TSCĐ
1.2.4.7. Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
TSCĐ đƣợc sử dụng lâu dài và đƣợc cấu thành từ nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các bộ phân, các chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hƣ hỏng không đều nhau. Vì vậy, để khôi phục khả năng hoạt động bình thƣờng của TSCĐ,đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hƣ hỏng có ảnh hƣởng đến hoạt động của TSCĐ.
Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa những hƣ hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thƣờng của TSCĐ. Việc tiến hành sửa chữa TSCĐ đơn vị có thể theo hình thức giao thầu hoặc theo hình thức tự làm.
- Sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dƣỡng: Đây là công việc mang tính duy tu, bảo dƣỡng không thƣờng xuyên, quy mô sửa chữa nhỏ, thời gina sửa chữa ngắn. Chi phí phát sinh nhỏ nên toàn bộ chi phí đƣợc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Sửa chữa lớn TSCĐ gồm hai loại:
+ Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: Đây là trƣờng hợp sửa chữa thƣờng xuyên, có thể trong kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch, quy mô sửa chữa lớn, chi phí phát sinh đƣợc tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi công trình hoàn thành đƣợc coi nhƣ một khoản chi phí theo dự toán và sẽ đƣa vào chi phí phải trả hay chi phí trả trƣớc.
+Nâng cấp TSCĐ: Đây là trƣờng hợp sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, nâng cao năng suất, tác dụng của TSCĐ. Chi phí phát sinh đƣợc tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi hoàn thành nếu đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì đƣợc ghi tăng nguyên giá của TSCĐ.