- Trƣờng hợp TSCĐ thừa do chƣa ghi sổ kế toán, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trƣờng hợp cụ thể:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh, hoặc Có TK 3381,341…
- Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm cơ sở tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627,641,642: Chi phí sản xuất kinh doanh Có TK 214(2141): Hao mòn TSCĐ.
- Nếu TSCĐ thừa đƣợc xác định là của đơn vị khác thì báo cho đơn vị chủ tài sản biết. Nếu không xác định đƣợc chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý kế toán theo dõi trên tài khoản 338(3381):
Nợ TK 211: Nguyên giá.
Có TK 214: Giá trị hao mòn. Có TK 338(3381): Giá trị còn lại.
1.2.4.3: Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình: a) Nhƣợng bán TSCĐ hữu hình: a) Nhƣợng bán TSCĐ hữu hình:
TSCĐ nhƣợng bán thƣờng là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhƣợng bán TSCĐ, doanh nghiệp phải lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và phải làm đầy đủ các thủ tục ( quyết định, biên bản, hợp đồng…).
- Khi nhƣợng bán, kế toán ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214: Phần giá trị đã hao mòn. Nợ TK 811: Phần giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá.
- Căn cứ vào chứng từ nhƣợng bán hoặc chứng từ thu tiền nhƣợng bán TSCĐ, số tiền đã thu hoặc phải thu của ngƣời mua ghi:
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, số thu về nhƣợng bán ghi:
Nợ TK 111,112,131: Giá bán ( cả thuế).
Có TK 711: Thu nhập khác ( giá chƣa thuế). Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp.
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp, số thu về nhƣợng bán ghi:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán. Có TK 711: Tổng giá thanh toán.
- Các chi phí liên quan đến nhƣợng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới…) phát sinh:
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhƣợng bán.
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đƣợc khấu trừ ( nếu có). Có TK 331,111,112…