Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 39 - 43)

Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và những đòi hỏi về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần có kế hoạch đào tạo nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá, tự nhiên, xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử… cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số, phần lớn họ thiếu các kỹ năng nghề nghiệp. Đây là đối tượng phải được ưu tiên trong việc trang bị kỹ năng, tạo cơ hội việc làm ngay tại địa bàn, tránh được tình trạng họ nhàn cư vi bất thiện, đổ ra thành phố, thị trấn chơi bời, tụ tập, lang thang.Đối với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ cao hơn, cần được ưu tiên trong việc tuyển chọn nhân lực cho hoạt động du lịch bởi vì họ sẽ gắn bó lâu dài với du lịch, với quê hương và cộng đồng mình, đảm bảo trong tương lai Sa Pa sẽ có một đội ngũ các nhà quản lý, điều hành, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ là người dân tộc thiểu số có trình độ làm du lịch chuyên nghiệp, yêu nghề, có thu nhập ổn định với chất lượng cuộc sống tốt hơn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về du lịch đi đôi với việc thúc đẩy cộng đồng cùng hiểu được những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, những danh lam thắng cảnh và những lợi ích về tinh thần, vật chất mà du lịch đã mang lại cho họ nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa cũng như bảo tồn các giá trị tài nguyên.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, để giảm thiểu tác hại tiêu cực của quá trình phát triển này, đã đến lúc nên biến khẩu hiệu “phát triển bền vững” thành hành động cụ thể, và đây là đòi hỏi cấp bách với tất cả những người làm du lịch.

Qua thời gian dài nghiên cứu trên lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia, Tổ chức Du lịch thế giới cùng các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Du lịch gắn với cộng đồng là một giải pháp hữu hiệu cho đòi hỏi cấp bách về phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm du lịch cộng đồng và du lịch bền vững vẫn còn mới mẻ, hay chính xác là chưa được áp dụng một cách thành công ở Việt Nam. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng về tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn), hội tụ gần như đầy đủ các điều kiện để có thể phát triển du lịch cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch tại Sa Pa, một số giải pháp nhằm phát triển du lịch gắn với cộng đồng một cách bền vững còn chưa được tính đến. Vì vậy, phát triển du lịch tại Sa Pa chưa thể gọi là phát triển bền vững.

Muốn phát triển du lịch tại Sa Pa một cách bền vững, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn trình độ cho cán bộ làm công tác du lịch của địa phương, từ cấp huyện, xã đến thôn bản, nâng cao nhận thức trách nhiệm của bản thân đối với mỗi người.

Ngoài ra, việc lựa chọn mô hình phát triển du lịch phù hợp cũng cần phải tính đến. Ở Việt Nam, rất nhiều địa phương có điều kiện và tiềm năng để triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, cần phải định hướng đúng đắn phương thức phát triển làm sao để đạt được yếu tố bền vững, từ việc lựa chọn mô hình phù hợp đến việc đảm bảo các nguyên tắc, các điều kiện và tiêu chuẩn của phát triển du lịch bền vững như tổ chức WNWTO đã đưa ra.

Trên cơ sở lần lượt hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và du lịch bền vững, căn cứ thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa, Đề án “Phát triển du lịch gắn cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững” mong muốn cố đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra đó là giúp cho du lịch Sa Pa có hướng đi phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế và điều kiện sẵn có để phát triển du lịch, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xoá đói giảm nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha

- Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế

du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

5. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý

luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

6. Võ Quế (2006), Du lịch Cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Trần Hữu Sơn (2009), Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng người

Dao Đỏ tại thôn Nậm Cang I, xã Nậm Cang, huyện Sa Pa, Lào Cai

8. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001),

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà

Nội.

10. Thủ tướng Chính Phủ (1995), Quyết định số 307/TTg của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, Hà Nội.

11. Tổng cục Du lịch (2009), Bản tin Du lịch Quý III, Hà Nội. 12. Tổng cục Du lịch (2010), Bản tin Du lịch Quý IV, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 39 - 43)