Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong các

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 34 - 37)

hoạt động du lịch

Đối với Sa Pa, có thể xem như nói đến du lịch là nói đến du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số bởi hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Do đó, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động du lịch cần phải được ưu tiên hàng đầu. Sự tham gia ở đây thể hiện vai trò then chốt của cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng khi họ vừa là người bán các sản phẩm du lịch họ lại chính là sản phẩm du lịch, một loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc. Thật vậy, bức tranh du lịch đầy màu sắc của Sa Pa không thể thiếu vắng hình ảnh sống động của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Không phải ngẫu nhiên 84% khách quốc tế đến Sa Pa có mong muốn đi trải nghiệm văn hóa bản địa và 92% khách quốc tế đến Sa Pa có mong muốn đi thăm các bản làng người dân tộc thiểu số. Do đó, việc khuyến khích cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động du lịch là việc ưu tiên hàng đầu đối với phát triển du lịch tại Sa Pa.

3.3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về du lịch bền vững và lợi ích của du lịch bền vững

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số cần được truyền tải bằng những từ ngữ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Có thể tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo, họp mặt để tuyên truyền thông qua các tờ rơi, sách mỏng, băng đĩa...

Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững cần tuyên truyền một cách dễ hiểu.

Việc giảng giải cần được thực hiện tới tất cả các hộ dân, trong đó phải có lý thuyết đi song song với thực tiễn. Ngoài việc làm cho dân bản hiểu được thế nào là phát triển bền vững, cần đưa ra các mô hình thực tiễn đã thành công ở một số địa phương trong nước và ngoài nước (thông qua băng đĩa, hình ảnh) để dân bản học tập, đúc rút kinh nghiệm. Có thể chia ra các nhóm đối tượng theo từng nhóm nhỏ như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đại diện hộ gia đình... Từ đó, khơi dậy trong mỗi người tính chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động du lịch, khơi dậy lòng yêu bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa đó, định hướng cho mỗi người cung cách, hành vi giao tiếp ứng xử đúng mực với khách du lịch và không làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.

3.3.2.2. Quy hoạch, khai thác các tài nguyên và lợi thế sẵn có để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch

Sa Pa có nhiều lợi thế nếu khai thác đúng hướng và có hiệu quả sẽ tạo nền tảng tốt phục vụ phát triển du lịch. Các lợi thế có thể thấy như vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực lao động sẵn có và tài nguyên phong phú, trong đó:

- Quy hoạch tuyến điểm du lịch: Tăng cường hợp tác các bên liên quan như các đơn vị lữ hành, các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư... để nghiên cứu hình thành và phát triển các tua, tuyến điểm du lịch. Các đơn vị lữ hành là người nắm bắt nhu cầu của khách du lịch một cách toàn diện và chính xác nhất, họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp xác đáng cho công tác quản lý và quy hoạch của chính quyền. Các tổ chức trong nước và ngoài nước là người có điều kiện hỗ trợ các nghiên cứu, điều tra, khảo sát trên quy mô rộng và chuyên nghiệp phục vụ lợi ích cộng đồng. Trong khi đó,

các nhà đầu tư là người có thế mạnh về tài chính để cùng với ngân sách nhà nước góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền: Trong tương lai, khách du lịch đến Sa Pa không chỉ vì phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu mà còn vì các đặc sản hết sức ấn tượng (có thể nhắc đến như rau quả, thảo quả, xôi ngũ sắc, rượu ngô, cá tầm, cá hồi...) được du khách hết sức yêu thích.

3.3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động du lịch

Đây là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch thông qua việc tăng số lượng khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách đồng thời tạo sự hấp dẫn và ấn tượng với du khách khi đến Sa Pa.

+ Cần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách du lịch trong đó cần chú ý tới phân khúc thị trường với hai mảng là thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế vì hai thị trường này có nhu cầu rất khác nhau.

Thực chất mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được ưa chuộng nhất của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Sa Pa đó là mặt hàng thổ cẩm và chạm khắc bạc. Đối với mặt hàng chạm khắc bạc, mục tiêu là phục vụ người tiêu dùng, khách du lịch bởi kỹ thuật chạm khắc bạc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn thô sơ, đơn giản chứ chưa thể đạt được độ tinh tế như nhiều mặt hàng chạm khắc bạc trên thị trường hiện nay. Còn mặt hàng thổ cẩm có thể phát triển mạnh hơn bởi nó không chỉ đóng vai trò làm đồ lưu niệm phục vụ khách tiêu dùng, khách du lịch mà còn phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để bảo tồn và phát triển hai mặt hàng này một cách bền vững. Thứ nhất là, công tác tổ chức này cần

bền vững. Thứ hai là, cần tạo ra một môi trường mà ở đó khuyến khích người dân thích thú, ham mê công việc này và tạo ra nguồn thu nhập cho cuộc sống của họ. Để đạt được điều đó, công tác tổ chức có thể thực hiện tại hai môi trường: tại làng bản và tại chợ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 34 - 37)