Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 34)

gắn với cộng dồng dân tộc thiếu số theo hướng bền vững

Mặc dù việc triển khai loại hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa đã phần nào thu được những kết quả nhất định, nhưng tính bền vững của nó dường như chưa thật sự đạt được. Để phát triển loại hình du lịch gắn với cộng đồng (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số) một cách hiệu quả và bền vững, cần chú ý một số vấn đề về tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng như sau:

+ Phát triển du lịch cộng đồng phải quan tâm đến việc khuyến

khích sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng.

Du lịch cộng đồng là một phương thức, một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du lịch) vì sự phát triển du lịch bền vững, dài hạn. Tại những điểm du lịch như Sa Pa, người tạo ra sản phẩm du lịch có sức hút, sức hấp dẫn đối với du khách không ai có thể làm tốt hơn chính là cộng đồng, là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Sự tham gia của cộng đồng có thể là trực tiếp có thể là gián tiếp nhưng cần khuyến khích cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia bằng việc nâng cao vai trò và vị trí của họ trong việc tạo ra sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mức độ tham gia có thể khác nhau tùy thuộc vào hai chuỗi hoạt động khá riêng biệt. Chuỗi thứ nhất thường nói tới những hoạt động liên quan đến “các hoạt động tuyến đầu” như việc tiếp xúc với khách du lịch (nhà nghỉ, homestay), các tour du lịch sinh thái, dịch vụ hướng dẫn và mang vác hành lý, biểu diễn các chương trình văn hoá, văn nghệ cho khách du lịch, các điểm dừng chân cho du khách, nhà hàng ăn uống, các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Chuỗi hoạt động thứ hai là chuỗi hoạt động không liên quan trực tiếp đến khách du lịch mà liên quan đến việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đằng sau “các hoạt động tuyến đầu” cho các đơn vị kinh doanh du lịch, ví dụ như cung cấp nhân công lao động, cung cấp rau xanh, cung cấp thực phẩm..., gọi là chuỗi các hoạt động hỗ trợ hay các hoạt động bổ sung. Cả hai chuỗi hoạt động nói trên đều khuyến khích khả năng tham gia của cộng đồng vào lĩnh vực du lịch. Từ những điểm du lịch sinh thái như rừng già Thác Bạc, thung lũng Mường Hoa núi đá Hàm Rồng, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, đỉnh Phan Xi Păng hay khu suối nóng Thanh Kim đến những điểm du lịch văn hóa như làng thổ cẩm Tả Phìn, làng văn hóa Cát Cát, khách du lịch đặc biệt thấy thích thú nếu được đích thân những người bản địa dẫn đường hay làm hướng dẫn viên cho chuyến đi của mình. Bởi vì bên cạnh yếu tố thiên nhiên, những

điểm du lịch này còn gắn với lịch sử văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số mà hơn ai hết, chính những người bản địa cần phải thể hiện tốt vai trò sứ giả của mình để mang đến cho du khách cảm giác muốn tìm hiểu, khám phá và thích thú thưởng thức.

+ Phát triển du lịch cộng đồng cần phải tăng cường tính tổ chức và tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng

Điều này là bổn phận của chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, bao gồm việc vận dụng các bài toán kinh tế, huy động nguồn vốn, nhân lực, vật lực để xây dựng và tổ chức các sản phẩm du lịch; việc quảng bá tiếp thị để làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; năng lực vận động và tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần xác định đúng vai trò và vị trí của cộng đồng để họ tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động du lịch. Cộng đồng phải được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện, quản lý và đầu tư phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. Ở Sa Pa có sự đa dạng lớn về văn hóa giữa các tộc người. Mỗi tộc người có sắc thái văn hóa riêng biệt thể hiện ở lối sống, phong cách kiến trúc, nhà cửa, trang phục, phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác, lễ hội, âm nhạc, hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, các dân tộc ít người thường sống gần kề hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên nên còn lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hóa riêng và tập tục độc đáo. Do vậy, năng lực quản lý của cộng đồng trong phát triển du lịch là yêu cầu hàng đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Điều này đòi hỏi phải chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho cộng đồng kiến thức, kỹ năng cần thiết về du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và vị trí của họ trong phát triển du lịch tại địa phương.

+ Phát triển du lịch cộng đồng phải huy động được mọi nguồn lực hỗ trợ để mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư

cạnh sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chính quyền địa phương dường như không có động thái chủ động, tích cực trong việc phát triển du lịch. Điều này dẫn đến khó khăn, trở ngại trong việc phối hợp liên ngành, các sản phẩm không được cải tiến một cách đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, không có phối hợp trưng cầu ý kiến thường xuyên của các công ty lữ hành vào phát triển sản phẩm, việc tính toán số lượng khách du lịch đến với Sa Pa và doanh thu du lịch còn thiếu chính xác.Phát triển du lịch cộng đồng cần có sự chung tay góp sức của các cơ quan, tổ chức, các nguồn lực xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng, không chỉ bao gồm các nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa mà còn các nguồn lực về quản lý. Cần xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển dựa trên sự hỗ trợ từ nguồn lực tổng hợp của các ngành và các thành phần kinh tế khác.

+ Phát triển du lịch cộng đồng cần phải có sự lãnh đạo quyết tâm từ chính quyền địa phương

Sự lãnh đạo ở đây bao gồm cơ chế và quy trình ra quyết định (dân chủ hay quan liêu, trực tiếp hay gián tiếp), quá trình thực hiện và cuối cùng là quá trình giám sát.

Du lịch phát triển nhanh ở Sa Pa những năm gần đây, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện mà còn có những ảnh hưởng sâu rộng đến khía cạnh văn hoá, xã hội, nếu không có sự quản lý thích hợp thì du lịch sẽ gây ra những tác động tiêu cực, phá huỷ môi trường tự nhiên và văn hoá - xã hội ở nhiều điểm đến. Cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền, của các nhà quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương bên cạnh sự khuyến khích tham gia của cộng đồng, bởi nói đến du lịch bền vững là nói đến sự tham gia của cộng đồng, nói đến sự gắn kết các yếu tố tài nguyên, đến các hoạt động phát triển và sự chia sẻ lợi ích. Bên cạnh các yếu tố tài nguyên và lợi thế sẵn có, cần có sự chung tay

góp sức của yếu tố con người, trong đó chính quyền Sa Pa cần phải sát sao chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn; còn người dân tại Sa Pa là người trực tiếp thực hiện các hoạt động với ý thức sâu sắc về giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình đối với phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 34)