Doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 27)

Doanh thu du lịch của huyện Sa Pa có tốc độ tăng khá nhanh, đạt hơn 161 tỷ đồng năm 2008, gấp 1,7 lần năm 2005, tăng bình quân 19,4%/năm. Năm 2009, doanh thu du lịch đạt 245 tỷ đồng, chiếm gần 50% doanh thu du lịch dịch vụ của cả tỉnh.

Đối với các bản làng, công tác thống kê và tài chính kế toán không được chính xác, do đó, số liệu về doanh thu du lịch của từng xã trong huyện còn rất hạn chế. Tại một số bản làng có du lịch phát triển mạnh, hầu hết các số liệu được tập hợp thông qua Ban Quản lý du lịch cộng đồng (là mô hình do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV đưa ra sáng kiến giúp phát triển du lịch cộng đồng), nhưng hầu hết cũng chỉ thống kê được doanh thu theo đầu khách từ dịch vụ lưu trú đơn thuần, không có thống kê về các dịch vụ bổ sung và cũng không đều đặn theo từng năm. Báo cáo tình hình hoạt động du lịch cộng đồng của Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc UBND huyện Sa Pa cũng chỉ có doanh thu du lịch của xã Bản Hồ năm 2006 đạt hơn 255 triệu, năm 2007 đạt 142 triệu và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 55 triệu (có xu hướng giảm); xã Tả Van năm 2009, doanh thu du lịch của xã đạt 500 triệu đồng, xây dựng quỹ du lịch cộng đồng với số tiền là 47.810.000 đồng. Số lượng lượt khách đến thăm các thôn bản cũng đã góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Sa Pa.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề nổi cộm đó là cơ chế chia sẻ lợi ích đối với các đối tượng hưởng lợi từ du lịch. Đây là mối quan tâm lớn trong phát triển du lịch bền vững. Sau khi tiến hành thí điểm mô hình Ban Quản lý tại một số xã, vấn đề bất bình đẳng về thu nhập, hưởng lợi trong cộng đồng đã nảy sinh.Sự bất bình đẳng trong thu nhập khiến cộng đồng có ít cơ hội đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có hay tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, khiến cho tình trạng thiếu dịch vụ đã thiếu lại càng trầm trọng hơn. Thực tế hiện nay, các sản phẩm du lịch làng bản tại Sa Pa phát triển gần như tự nhiên, dân bản thấy du lịch mang lại một phần thu nhập cho họ thì họ tham gia các hoạt động phục vụ du lịch (nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở dịch vụ lưu trú và biểu diễn văn nghệ truyền thống là chủ yếu). Sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu tham quan hiếu kỳ và tò mò của du khách chứ chưa được quy hoạch có tầm chiến lược và đầu tư đúng mức để tạo sức hấp dẫn lâu bền.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w