0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Cây cam Diện tích: 38.660ha.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 -68 )

- Diện tích: 38.660ha. - Gồm các loại STCQ:1, 4, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 18, 20, 21, 22, 28. Khai thác kinh tế Trồng cam kết hợp với cây ăn quả khác và CN

3.3.2.2. Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho việc phát triển nông nghiệp theo tiểu vùng sinh thái cảnh quan

Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồng bằng

Do đây là đồng bằng nên ít có sự phân hóa về mặt cảnh quan và khí hậu, tập trung dân cư đông đúc và có nhiều điều kiện thuận lợi nên cần đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, nhất là cây lúa nước 2 vụ, cây hoa màu: Rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày: Cây mía và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm… Trong quá trình sản xuất nên chú trọng chọn giống cây, con có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu tư trong khâu nước tưới và phân bón.

Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi núi thấp

Vùng cần tập trung đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp dài ngày: Hồ tiêu, và cây ăn quả: Cây cam. Có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn ni một cách hợp lí và đúng cách.

3.3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch

Thứ nhất: Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và bền vững thì cần phải áp dụng rộng rãi và đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đối với nền nơng nghiệp huyện Quảng Trạch, thì cần phải áp dụng các giải pháp là:

- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài trong lĩnh

vực sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tập huấn, chuyển giao công

nghệ trong các lĩnh vực, nhất là đối với các hộ nông dân trong tiếp thu và thực nghiệm, áp dụng vào sản xuất các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tăng cường sử dụng những loại giống cây trồng, vật ni có năng suất

cao, khả năng thích ứng rộng để đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản thế mạnh của địa

- Phối hợp đồng bộ “4 nhà”, gồm: Nhà nông – nhà khoa học – nhà nước và

doanh nghiệp, nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng để phát triển sản xuất hàng hóa chất lượng cao, chế biến bằng cơng nghệ hiện đại, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.

Thứ hai: Giải pháp về nguồn vốn

Nguồn vốn là khâu quan trọng trong sản xuất và chuyển đổi cơ cấu, áp dụng các mơ hình sinh thái. Trong sản xuất nơng nghiệp thì nguồn vốn cần thiết trong tất cả các khâu. Vì thế cần phải:

- Huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn từ ngân sách nhà nước, các dự án,…

- Huy động các nguồn lực từ trong nhân dân, các đơn vị, các cơ quan khác nhau. Đồng thời, thực hiện thu chi ngân sách hợp lý, thực hiện tiết kiệm để có nguồn vốn đầu tư chủ động.

- Có những ưu đãi đối với nguồn vốn vay để phục vụ phát triển trang trại và kinh tế hộ trên địa bàn huyện, cần phải có kế hoạch điều phối và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả và cụ thể.

Thứ ba: Giải pháp về chính sách

- Chính sách về đất đai:

Thực hiện công tác quy hoạch hợp lý diện tích các thửa ruộng để tạo điều kiện cơ giới hóa nơng nghiệp, tiết kiệm diện tích bờ vùng, bờ thửa…

Có những chính sách hỗ trợ trong việc khai hoang, cải tạo những khu vực đất chưa sử dụng với các loại hình sản xuất phù hợp của từng loại STCQ.

Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, nhất là diện tích đất trồng lúa, hoa màu sang mục đích đất phi nơng nghiệp, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho địa bàn.

Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, khuyến khích tận dụng những vùng đất trống để sản xuất, kết hợp phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp.

Cần tạo điều kiện để nhân dân có thể vay vốn phục vụ sản xuất với lãi suất thấp, hỗ trợ vốn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nơng nghiệp, phân bón cũng như phát triển nơng sản để tạo điều kiện cho người dân sản xuât.

Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến các nông sản thế mạnh của huyện, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

-Chính sách khuyến nơng:

Đẩy mạnh chính sách khuyến nơng trên địa bàn, có chính sách đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật ni, trồng cho nơng dân. Nhân rộng các điển hình về sản xuất giỏi cho bà con nông dân.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân trực tiếp tham gia bán sản phẩm, các đại lí cung ứng vật tư nơng nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng.

Thứ tư: Giải pháp về thủy lợi

Tiến hành nâng cấp tu bổ các hồ đập chứa nước, các trạm bơm, xây dựng các hồ, đập mới, nạo vét và bê tơng hóa kênh mương. Thực hiện dự án tưới cho cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp. Đầu tư cơng nghệ, máy móc thiết bị mới và đồng bộ cho hệ thống máy bơm.

Thứ năm: Giải pháp về dịch vụ nông nghiệp

Phát triển và mở rộng mơ hình các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp để phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Phát triển thương mại dịch vụ ở khu vực nông thôn gắn với phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa để giúp nơng dân những dịch vụ cần thiết và tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lí, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.

Thứ sáu: Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tăng cường phổ biến Luật bảo vệ môi trường; tổ chức các chương trình, kế hoạch hành động nâng cao nhận thức về bảo vệ mơi trường, từ đó phát triển ý thức, thói quen và hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện các biện pháp chống xói mịn, rửa trôi, sạt lở đất, chống ô nhiễm mơi trường đất, nâng cao độ phì của đất, khơi phục mặt bằng sử dụng đất.

- Khai hoang, phục hố, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hố vào sử dụng có hiệu quả.

- Quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có, tranh thủ các nguồn vốn dự án để phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phịng hộ.

- Quản lý chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm: Kiểm soát các nguồn thải gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; đảm bảo việc khai thác nước ngầm trong khu vực ở giới hạn cho phép.

- Quản lý chất thải rắn: Từng bước hồn thiện cơng tác thu gom, quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; hình thành hệ thống quản lý, kiểm soát đồng bộ từ khâu phát sinh đến khâu xử lý sau cùng, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

- Quản lý môi trường nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đẩy nhanh việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng xây dựng nơng thơn mới; kiểm sốt và xử lý các nguồn chất thải trong sản xuất nơng nghiệp và chất thải sinh hoạt, trong đó chú trọng cơng tác thu gom.

Thứ bảy: Các giải pháp khẩn cấp để ứng phó biến đổi khí hậu

- Quy hoạch đồng bộ hệ thống thủy lợi, đặc biệt là việc xây dựng các hồ chứa nhằm điều tiết nguồn nước, giảm thiểu các hiện tượng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất...

- Chú trọng việc trồng mới rừng và bảo vệ rừng, đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế giao khốn cho nhân dân chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.

- Điều chỉnh, bố trí sắp xếp lại cơ cấu giống cây trồng, lịch mùa vụ gieo trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu theo từng mùa nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra.

- Thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ” trong cơng tác quản lý, phịng ngừa thiên tai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 63 -68 )

×