0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

HỢP LÝ Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 39 -40 )

TỈNH QUẢNG BÌNH.

3.1. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá tổng hợp đktn phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp. hoạch nông nghiệp.

3.1.1. Lựa chọn loại hình nơng nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá

Căn cứ lựa chọn loại hình nơng nghiệp, đồng thời trên cơ sở phân tích các ĐKTN, KT – XH và nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng chủ yếu của lãnh thổ huyện Quảng Trạch, đề tài đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho phát triển nơng nghiệp theo 4 loại hình đặc trưng: Lúa nước 2 vụ, cây mía, hồ tiêu, cây cam.

3.1.2. Lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá

Tính chất cơ bản của đơn vị STCQ là sự đồng nhất về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài. Sự đồng nhất của một đơn vị STCQ khơng phụ thuộc vào quy mơ, diện tích của từng đơn vị đó. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên, cũng như khả năng khai thác kinh tế của từng đơn vị STCQ, đồng thời cho phép định hướng sử dụng cho từng đơn vị cảnh quan được đánh giá.

Việc lựa chọn cấp đơn vị nào để đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của việc đánh giá. Đối với lãnh thổ nghiên cứu, đơn vị cơ sở được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là cấp loại STCQ với bản đồ STCQ tỷ lệ 1/150.000 dùng cho đánh giá, phân hạng và đề xuất quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Quảng Trạch.

3.1.3. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa sỏ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. Tuân thủ nguyên tắc này chính là việc sử dụng các chỉ tiêu chính khi nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và hình thành nên các đơn vị sinh thái cảnh quan.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng sỏ rệt đến đối tượng phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng.

- Việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung, nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.

Qua phân tích các nguồn số liệu và khảo sát thực địa, vận dụng vào việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN lãnh thổ huyện Quảng Trạch, các chỉ tiêu được lựa chọn bao gồm: Loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, hàm lượng mùn trong đất, vị trí.

Ngồi ra, các chỉ tiêu khác như độ cao địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình thời tiết đặc biệt… được xếp vào nhóm những chỉ tiêu tham khảo và sẽ được sử dụng khi kiến nghị sử dụng hợp lí lãnh thổ cho mục đích phát triển nơng nghiệp.

3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá

Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn chỉ tiêu đánh giá trên, ở Quảng Trạch có 7 chỉ tiêu chính được lựa chọn để đánh giá:

a. Loại đất

Loại đất là yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung nhất và cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng đất. Tuy nhiên, để xác định được khả năng cụ thể thì loại đất phải gắn liền với các yếu tố khác như độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới…

Theo kết quả nghiên cứu, trên lãnh thổ nghiên cứu có 7 loại đất bao gồm: Cc, Mn, M, Sj, P, Pc, Xf, E, GL.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 39 -40 )

×