KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

1. Kết luận

Qua nghiên cứu và đánh giá tổng hợp ĐKTN lãnh thổ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có thể rút ra một số kết luận sau:

- Lãnh thổ nghiên cứu có sự phân hóa đa dạng về ĐKTN do chịu tác động tổng hợp của quy luật địa đới và phi địa đới. Các nhân tố như: địa hình, độ dốc, loại đất..., có sự khác biệt lớn và chịu tác động của các yếu tố nhân tác đã hình thành nên 28 loại STCQ.

- Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp của huyện Quảng Trạch cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội là rất to lớn. Trong tổng số diện tích đất tự nhiên là 612km2 (số liệu năm 2011), thì có đến 10.000 ha đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về điều kiện kinh tế - xã hội thì tồn huyện có nguồn lao động tương đối dồi dào với kinh nghiệm sản xuất lâu năm, hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng, nguồn giống và kỹ thuật sản xuất ngày càng được bổ sung và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Từ kết quả đánh giá mức độ thích nghi và thực trạng sản xuất nơng – lâm nghiệp, kết hợp với điều kiện KT – XH của huyện hiện nay, chúng tôi đã định hướng quy hoạch cho 28 đơn vị STCQ với 4 loại hình đánh giá là: cây lúa nước, mía, hồ tiêu và cây cam. Những đề xuất về quy hoạch đều dựa trên tiềm năng về tự nhiên và kinh tế- xã hội của huyện, từ đó đề xuất 7 giải pháp: KHKT, nguồn vốn, chính sách, thủy lợi, dịch vụ nơng nghiệp, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm góp phần thúc đẩy ngành nơng nghiệp của huyện phát triển với tiềm năng sản có của địa phương.

2. Kiến Nghị

Muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương theo hướng phát triển bền vững, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

- Quy hoạch tổng hợp hệ thống lãnh thổ theo hướng đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng của các dạng STCQ. Xác định thế mạnh, tiềm năng của các vùng để định hướng phát triển có trọng điểm các loại hình có giá trị kinh tế, xã hội cao.

- Cần có sự quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho từng xã. Đồng thời tiến hành xây dựng các dự án điểm về mơ hình của các loại hình được đưa vào đánh giá trên địa bàn huyện. Tiềm năng phát triển nông nghiệp ở các xã là rất lớn, vì vậy cần đầu tư mở rộng diện tích và xây dựng các mơ hình kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững để vừa cải tạo đất, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng trong sản xuất, tu bổ và nâng cấp các cơng trình thủy lợi trong tưới tiêu. Có các chương trình hỗ trợ vốn kịp thời, ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất, tổ chức ổn định dân cư phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác.

- Cần có biện pháp canh tác hợp lý để giảm xói mịn, rửa trơi, làm đất thối hóa bạc màu.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân các lớp học về kỹ thuật trong chăm sóc giống và ứng dụng tiến bộ kỹ thụât trong sản xuất.

- Tổ chức khảo sát thị trường để tìm nguồn ra cho các sản phẩm nơng nghiệp, tạo nên tính ổn định lâu dài về đầu ra cho nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)