2.4.2.1. Cơ sở khoa học của việc phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu
Phân vùng sinh thái cảnh quan chính là sự phân chia ra những địa tổng thể riêng biệt, có ranh giới khép kín và khơng lặp lại theo không gian. Một vùng hay tiểu vùng thường chứa nhiều đơn vị sinh thái cảnh quan của cùng một loại, và ngược lại nhiều loại sinh thái cảnh quan sẽ lấp đầy một vùng hay tiểu vùng. Như vậy, có thể nói phân vùng vừa thể hiện sự phân hóa, vừa thể hiện sự liên kết lãnh thổ thơng qua tính địa đới và phi địa đới trong cấu trúc sinh thái cảnh quan.
Việc phân vùng sinh thái cảnh quan có thể tiến hành theo hai hướng:
- Hướng từ trên xuống: Có thể xác định các địa tổng thể bậc cao, phức tạp trước và sau đó tìm ra các đơn vị nhỏ hơn trong các địa tổng thể bậc cao đó.
- Hướng từ dưới lên: Tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các địa tổng thể lớn hơn.
Đối với lãnh thổ nghiên cứu, sự phân chia các ĐKTN và TNTN chỉ được xem xét trong phạm vi nội bộ vùng, nên cấp phân vị cao nhất ở đây là cấp vùng và dưới cấp vùng (ở đây là tiểu vùng).
Vùng địa lí là một tổng thể tự nhiên được phân hóa ra trong một tỉnh địa lí, với diện tích dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn km2, có cấu trúc thẳng đứng tương đối đồng nhất về nền địa chất, một kiểu thủy văn chủ yếu và bao gồm một tập hợp có quy luật các cấp phân vị nhỏ hơn.
Cơ sở để phân chia tiểu vùng là dựa vào sự khác biệt về nền tảng nhiệt - ẩm theo các kiểu địa hình của lãnh thổ bên trong vùng, và các tiểu vùng này chỉ được xem xét trong khuôn khổ của một vùng trên quan điểm nghiên cứu tổng hợp.
Các tiểu vùng cảnh quan được dùng làm cơ sở để phân tích tiềm năng tự nhiên, chức năng và hướng sử dụng lãnh thổ vào việc phát triển nông nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu.
Đối với lãnh thổ huyện Quảng Trạch, khi nghiên cứu để phân chia các tiểu vùng cảnh quan, chúng tôi thực hiện theo hướng chủ yếu từ dưới lên. Căn cứ vào mức độ phân hóa của địa hình, thỗ nhưỡng, khí hậu, thảm thực vật để phân chia thành hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi - núi thấp. - Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồng bằng.
2.4.2.2. Đặc điểm các tiểu vùng sinh thái cảnh quan huyện Quảng Trạch
Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồng bằng
Nằm ở hạ lưu sơng Gianh, sơng Rịon. Địa hình này tương đối bằng phẳng, nhất là các xã hình thành bởi phù sa của sông Gianh. Ở đây, chủ yếu là đồng bằng với diện tích nhỏ và hẹp, là vùng tập trung đông dân cư đông đúc kết hợp với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên nên đã thâm canh kết hợp phát triển nhiều loại hình cây lương thực, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Đây là vùng sản xuất nơng nghiệp chính của huyện, hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Địa hình này cũng rất thuận lợi cho giao thông đi lại, lưu thơng nơng sản hàng hóa của vùng.
Tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi - núi thấp
Bao gồm phần lớn sườn phía Đơng, chiếm phần lớn diện tích đất của huyện, có độ cao dưới 900m.
Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Độ cao trung bình dưới 50m, bao gồm các thung lũng sơng Gianh, sơng Rịon, Rào Nan…theo hướng chính từ Tây sang Đông, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vở vụn, dể bị xâm thực. Chiều ngang các thung lũng này tương đối rộng, địa hình thoải, lượn sóng nhẹ. Khu vực này thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.