Các ngành kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 32)

2.3.3.1. Ngành nông - lâm - thủy sản

Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo chiều hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, nuôi trồng thủy sản bước đầu gắn với công nghiệp và chế biến,

kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng khu. Nhiều ngành nghề nơng thơn được khơi phục, phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2000- 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,76%/năm; giai đoạn năm 2006-2010 đạt 4,59%/năm. Trong nội bộ ngành thì lĩnh vực chăn ni và ni trồng thủy sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt và lâm nghiệp.

Năm 2009 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.044.097 triệu đồng (tăng gấp 2,25 lần so với năm 2005), chiếm 27,2% GDP toàn tỉnh. Trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm 64,02%, thủy sản chiếm 35,98%.

Về nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ( theo giá HH) năm 2006 là

324,183 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 736,522 tỷ đồng.

Trồng trọt:

Trồng trọt vẫn đóng vai trị chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp của huyện, sản lượng lương thực tăng trưởng vững chắc. Trong sản xuất đã chú trọng đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đầu tư tăng năng lực tưới tiêu chủ động, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, việc dồn điền đổi thửa phát triển mạnh ở nhiều địa phương, sản xuất được phát triển theo hướng vừa đa dạng hóa cây trồng, vừa thâm canh tăng năng suất.

Trong sản xuất cây lúa vẫn là cây chủ lực song đã chú trọng phát triển cây sắn, khoai lang, lạc, rau màu, tiêu, cây ăn quả…phát triển cả diện tích, năng suất và sản lượng. Đã có một số mơ hình tập trung chun canh, thâm canh đạt hiệu quả cao như: Mơ hình trồng ớt ở Quảng Lộc, lạc ở Quảng Phúc, trồng hoa, rau sạch ở Quảng Long…đến nay đã có khoảng 3.000 ha đạt thu nhập trên 50 triêu đồng.

Năm 2009 giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt (giá HH) đạt 445,175 tỷ đồng ( tăng gấp 2,07 lần so với năm 2006), thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ( Đơn vị: Triệu đồng)

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số Tổng số

Phân theo ngành kinh tế Trồng trọt

Cây lương thực Cây chất bột có củ Cây đậu các loại Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả

Cây khác Chăn nuôi Gia súc Gia cầm Chăn nuôi khác Dịch vụ nông nghiệp 324.183 218.870 136.746 14.933 21.455 10.793 2.736 31.466 741 104.452 91.923 4.139 8.390 861 297.339 181.847 107.569 16.606 19.300 9.730 2.568 23.042 3.032 113.442 95.108 7.218 11.116 2.050 567.365 351.402 261.146 19.144 17.979 23.495 2.862 17.560 9.216 212.813 175.000 15.695 22.118 3.150 631.061 387.406 248.939 39.315 29.884 20.929 3.301 34.394 10.644 240.421 211.274 13.979 15.168 3.234 736.522 445.175 274.953 53.123 38.878 25.705 5.117 37.798 9.601 286.316 246.306 21.182 18.828 5.031 Chăn nuôi:

Chăn nuôi phát triển cả về tổng đàn lẫn chất lượng đàn, cơ cấu con ni được bố trí đa dạng phù hợp với tiềm năng từng vùng, đã chú trọng phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc (đạt trên 90%), chương trình Sind hóa đàn bị (đạt gần 15%); trong sản xuất đã hình thành một số mơ hình chăn ni trang trại, chăn ni cơng nghiệp.

Năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 286.316 tỷ đồng, trong đó gia súc đạt 246.306 tỷ đồng, gia cầm đạt 21,182 tỷ đồng, chăn nuôi khác đạt 18,828 tỷ đồng. Mặc dù đã có những bước phát triển, song sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, đầu ra chưa ổn định và luôn tiềm ẩn dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng (đạt 4,5 – 5,5%/năm giai đoạn 2000- 2010). [17]

Về lâm nghiệp:

Tích cực thực hiện xã hội hóa nghề rừng, giao khốn rừng đất lâm nghiệp đến các tổ chức, nhóm hộ gia đình, lồng ghép các dự án đầu tư khốn, bảo vệ

rừng hiện có, khoanh ni tái sinh rừng tự nhiên gắn với trồng rừng mới. Thực hiện các chương trình 661, 327, các chương trình phát triển rừng (tổ chức khốn, khoanh ni, bảo vệ, tái sinh rừng và trồng rừng mới). Trong 400 – 500 ha rừng tập trung, trồng cây phân tán được khoảng 5,7 triệu cây, diện tích khoanh ni 14.000 ha, đến nay rừng sản xuất có khoảng 8.00 ha (trong đó có khoảng 5.00 ha thơng nhựa đang ở thời kỳ khai thác), độ che phủ rừng đạt 53%.

Mặc dù kinh tế rừng đã có chuyển biến, thu nhập từ rừng đã tăng lên tuy nhiên mức độ tăng thêm không đáng kể do rừng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng khoanh nuôi và bảo vệ, rừng kinh doanh chưa nhiều. Trong 5 năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 5,2%/năm, năm 2010 tổng giá trị lâm nghiệp (giá HH) đạt 37,094 triệu đồng ( trong đó: khai thác gỗ và lâm sản đạt 27.062 triệu đồng, trồng và nuôi rừng đạt 8.684 triệu đồng, dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác đạt 1.348 triệu đồng).

Về thủy sản:

Những năm gần đây ngành thủy hải sản được khuyến khích phát triển cả khai thác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Trong hoạt động của ngành thì ni trồng phát triển khá mạnh mẽ, nhất là phong trào nuôi tôm trên vùng cát ven biển, ven sơng…diện tích mặt nước ni trồng năm 2010 đạt 732 ha, tăng 116 ha so với năm 2005. Đến nay trên địa bàn hyện, trong sản xuất đã hình thành một số vùng ni tơm cơng nghiệp và làm chủ được công nghệ nuôi tôm giống.

Giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2005- 2010 tăng bình quân 8,92%/năm. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (giá HH) đạt 450,261 tỷ đồng tăng gấp 6,22 lần so với năm 2000 và 2,8 lần so với năm 2005, trong đó khai thác hải sản đạt 327,155 tỷ đồng, nuôi trồng đạt 122,651 tỷ đồng, dịch vụ thủy sản 455 triệu đồng.

2.3.3.2. Ngành công nghiệp – TTCN và xây dựng

- Khu vực kinh tế công nghiệp – TTCN, xây dựng trong những năm qua ln có sự tăng nhanh về số lượng sản phẩm, số cơ sở sản xuất (năm 2003 toàn

huyện có 6.495 cơ sở sản xuất, đến năm 2005 là 6.984 cơ sở và năm 2009 là 7.657 cơ sở với 17.173 lao động); đang trở thành ngành chủ đạo trong cơ cấu

GDP của huyện, năm 2009 chiếm 45,27% (trong đó cơng nghiệp chiếm

30,30%). Hiện tại các ngành đang phát triển trên địa bàn huyện là công nghiệp

khai thác với các lĩnh vực như than, quặng kim loại; sản xuất nguyên vật liệu xây dựng (xi măng, đá, gạch tuy nen); công nghiệp chế biến (thực phẩm, đồ

uống, dệt may).

Công nghiệp – TTCN: Giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng bình qn ngành cơng nghiệp đạt 16,9% (mục tiêu tăng 16 - 18%). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS) năm 2005 đạt 502,054 tỷ đồng đến năm 2009 là 663,787 tỷ đồng (trong đó cơng nghiệp chế biến đạt 640,611 tỷ đồng, chiếm 96,5%;

khai thác 23,176 tỷ đồng, chiếm 3,5% ).

Về phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp: Công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm, việc huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng cũng được tăng cường, có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp. Ngồi 2 khu cơng nghiệp của tỉnh (KCN Hịn La 1

và KCN cảng Hịn La) thì các cụm cơng nghiệp – TTCN tập trung đang được

hình thành trên địa bàn các xã, thị trấn và đã có nhiều dự án đăng ký đầu tư (như

làng nghề Cảnh Dương có 41 dự án). Ngồi một số cơ sở đã có như NM Vi sinh

Sông Gianh, gạch Tuy nen, NMXM Thanh Trường... các cơ sở lớn đang được đầu tư tại huyện như NMCB gỗ Sơng Gianh (Quảng Thuận), NM Bao bì (Quảng Liên), sản xuất gang và phôi thép (Quảng Phú), nhiệt điện (Quảng Đông)...

TTCN - làng nghề tiếp tục được duy trì và phát huy, đang dần thích nghi với cơ chế thị trường, nhiều làng phát triển ổn định như: nón lá Quảng Thuận, Quảng Tân, Quảng Hải..., đồ mây tre ở Quảng Thọ, Quảng Văn, Quảng Tiến..., rèn đúc ở Quảng Hòa, sản xuất nước mắm và chế biến thủy sản ở Quảng Phúc, Cảnh Dương, Quảng Xuân..., đóng và sửa chữa tàu thuyền ở Cảnh Dương...

- Xây dựng: Giá trị sản xuất (giá SS) năm 2009 đạt 166,808 tỷ đồng, tăng 54,288 tỷ so với năm 2005.

2.3.3.3. Ngành dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 1995 là 84.753 triệu đồng, đến năm 2000 là 119.460 triệu đồng, năm 2010 đạt 451.187 triệu đồng. So với năm 1995 thì giá trị sản xuất dịch vụ năm 2010 đã tăng 366.434 triệu đồng. Kết quả trên đạt được là do:

Hệ thống dịch vụ phát triển trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Hệ thống dịch vụ công được đổi mới, chấn chỉnh và bố trí phù hợp với yêu cầu phục vụ nền kinh tế phát triển.

Hệ thống dịch vụ tư nhân phát triển rộng khắp từ thành thị đến nơng thơn. Có sự hỗ trợ của các ngành sản xuất Công nghiệp, Xây dựng và Nông Lâm nghiệp.

*Một số lĩnh vực đạt được kết quả tốt như:

Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 1995 là 175.152 triệu đồng, đến năm 2000 là 294.912 triệu đồng và năm 2010 là 1.691.136 triệu đồng.

Khách sạn, nhà hàng năm 1995 là 7.182 triệu đồng, đến năm 2005 là 80.852 triệu đồng, bình quân năm tăng 93,3%.

Tổng số cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ năm 1995 là 1.833 cơ sở, đến năm 2005 là 3.673 cơ sở, năm 2010 là 6.276 cơ sở.

Số người kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ năm 1995 là 2.170 người, đến năm 2005 là 5.186 người, năm 2010 là 9.173 người.

Hệ thống thương mại dịch vụ phát triển sộng khắp cả ở thị trấn và nông thôn. Hiện nay trong tồn huyện có 33 chợ, trong đó có chợ Ba Đồn là trung tâm thương mại lớn phía bắc Quảng Trạch với nhiều mặt hàng phong phú, đặc biệt có sản phẩm trâu, bị được giao thương đi nhiều vùng trong nước, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)