0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty đến năm

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 65 -70 )

2020

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua có những bước tiến khá nhanh chóng và mạnh mẽ. Sau các tổ chức quốc tế mang tính chất khu vực như ASEAN, APEC,…, Việt Nam đã đặt chân vào tổ chức WTO - một tổ chức có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế quốc tế. Kể từ khi gia nhập WTO,

cánh cửa thị trường sẽ ngày càng mở rộng mở, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ngày càng lớn. Doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào thị trường Việt Nam sẽ nhiều hơn, họ có trình độ, quản lý cao, năng lực đầu tư mạnh, tiền vốn hùng hậu, kỹ thuật tiên tiến, cơ chế hợp lý. Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh kịch liệt hơn, mặt khác cũng tạo doanh nghiệp trong nước tận dụng được nguồn vốn nước ngoài, tiến vào thị trường quốc tế, tăng thêm động lực mới thúc đẩy cải cách thể chế các ngành, đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cho Công ty nói riêng cả cơ hội lẫn thách thức. Quá trình hội nhập đòi hỏi Công ty cổ phần ĐTXD & PTĐT Sông Đà phải nhận thức đúng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội, thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra.

* Những điểm mạnh:

1. Hiện tại nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tương đối rồi rào đủ khả năng thực thi các dự án có quy mô lớn.

2. Sau hơn 8 năm hoạt động, Công ty đã có bộ máy quản lý tương đối vững mạnh dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn tốt.

3. Hình thức công ty cổ phần tạo nhiều thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển.

4. Công ty đang sở hữu nhưng dự án tốt có tính khả thi cao

5. Có quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ, mong muốn được hợp tác đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

*Những điểm yếu:

1. Kênh huy động vốn chưa đa dạng. Công ty còn bị động khi thu hút vốn đầu tư trong quá trình thi công thực hiện dự án dẫn tới nguồn vốn giải ngân thực hiện dự án còn nhỏ giọt…kéo dài thời gian thực hiện các dự án.

2. Bộ máy quản lý của công ty còn công kềnh, các khâu làm việc còn chồng chéo, tốn thời gian kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh

vực đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty trong những năm tới.

3. Sản phẩm của công ty làm ra chưa đa dạng, chưa đáp ứng mọi tầng lớp nhân dân lao động. (giá các căn hộ còn quá cao so với đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình)

4. Công ty vẫn là một doanh nghiệp còn non trẻ, khá mới mẻ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nên thương hiệu của công ty vẫn chưa được khẳng định.

* Những cơ hội:

1. Việt Nam hội nhập (WTO, ASEAN, NAFTA) với lộ trình mở cửa và các cam kết khi gia nhập WTO tác động nhiều đến thị trường bất động sản Việt Nam. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó đầu tư vào BĐS là tăng ổn định.Do đó nhu cầu về văn phòng cũng như đất đai làm nhà xưởng tăng cao. Nhu cầu văn phòng, căn hộ cao cấp cho những chuyên gia trong nước, quốc tế và các công ty gia tăng thường xuyên. Thị trường Bất động sản, nhất là văn phòng và căn hộ cao cấp được dự báo là tiếp tục tăng trong trung và dài hạn.

2. Pháp luật về BĐS đang hướng đến xu thế minh bạch hóa thị trường, các giấy tờ xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng BĐS hợp pháp đã được pháp luật quy định rõ. Pháp luật đã xác lập nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư bất động sản.

3. Việt Nam có môi trường chính trị tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư vào VN; đông thời là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển tạo điều kiện cho Công ty đầu tư mở rộng thị trường tới tất cả các thành phố trong cả nước.

4 .Việt Nam thuộc nhóm nước có quy mô, mật độ dân số và tốc độ tăng dân số ở mức cao. Tốc độ đô thị hóa cao, gây sức ép lớn về cơ sở hạ tầng và nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là cơ hội lớn để cho Công ty đầu tư phát triển vào lĩnh vực kinh doanh bất sản, mở rộng thị trường.

5. Đồ án quy hoạch mở rộng Hà Nội và Hồ Chí Minh tạo thêm cơ hội cho các công ty bất động sản tìm cơ hội đầu tư,hợp tác và phát triển dự án.

* Những thách thức:

1.Hội nhập tạo nên áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ chịu tác động của quy luật chung của nền kinh tế hiện đại.

2.Chính sách pháp lý chưa đồng bộ, nhiều bất cập chồng chéo nhau; độ trễ của luật pháp, chính sách mới gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện dự án.

3. Thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, thủ tục tục vay vốn còn rườm rà, tính minh bạch chưa cao, gây khó khăn trong quá trình vay vốn của các tổ chức tài chính của nhà nước.

4. Nhà nước chậm các chính sách điều tiết linh hoạt đến sự phát triển của thị trường Bất động sản. Môi trường đầu tư BĐS còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các hiện tượng đầu cơ thị trường bất động sản vẫn diễn ra, cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhà nước hé lộ vùng quy hoạch gây ra hiện tượng sốt đất cục bộ ở từng địa điểm trên các thành phố lớn trong cả nước.

5.Tình trạng xin cho trong vấn đề quản lý Nhà nước về xây dựng quy hoạch

cũng như tình trạng về vận động hành lang và sử dụng mối quan hệ trong mua bán bất động sản rất phổ biến khiến sự cạnh tranh không công bằng và thị trường thiếu minh bạch

Theo những điểm mạnh, yếu cũng như các thách thức cơ hội trên ta có thể phối hợp các yếu tố qua đó phân tích làm rõ thêm từng yếu tố để từ đó có những định hướng chính xác và cụ thể:

* Điểm mạnh/ cơ hôi:

Phối hợp điểm mạnh/ cơ hội nhằm khai thác tối đa các mặt mạnh của công ty, nắm bắt các cơ hội để thực hiện triển khai các hoạt động đầu tư phát triển của công ty nhăm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp:

- Tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai các dự án công ty đang thực hiện, qua đó tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án có quy mô lớn hơn.

- Mở thêm nhiều kênh huy động vốn thông qua các hình thức như phát hành cổ phiếu, cho thuê các văn phòng, trung tâm thương mại…

- Đẩy mạnh mở rộng thị trường trong nước, đi sâu nghiên cứu tìm kiếm cơ hội thực hiện đầu tư ở tất cả các thành phố lớn trong cả nước, đưa sản phẩm tới mọi tầng lớp người dân.

- Tăng cường giao lưu hợp tác với các đối tác nước ngoài tận dụng nguồn tài chính, công nghệ, cách thức quản lý của họ nhằm phục vụ hoạt động đầu tư phát triển cho doanh nghiệp mình.

* Điểm yếu / cơ hội: Phối hợp hai yếu tố này nhằm duy trì, giữ vững cơ hội đầu tư. Nhìn nhận khắc phục điểm yếu qua đó phát huy các điểm mạnh:

- Đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo ra bộ máy quản lý hiệu quả, chuyên môn tốt… không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội đầu tư nào và đồng thời bắt kịp với các dây truyền, công nghệ phương thức quản lý của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. - Đẩy mạnh hoạt động marketing hơn nữa, có những mối quan hệ tốt với khách hàng, sao cho các sản phẩm làm ra được đông đảo người dân biết đến qua đó duy trì và nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp.

- Khắc phục sự cố, tạo sự an toàn cho người dân trong quá trình góp vốn. Qua đó duy trì được nguồn vốn ổn định, quá trình dải ngân thực hiện dự án được diễn ra theo kế hoạch.

* Điểm mạnh/ thách thức. Lấy điểm mạnh của công ty để ngăn ngừa các thách thức, khắc phục một số hạn chế của công ty:

- Tiếp tục đầu tư kinh doanh bất động sản đây lĩnh vực chủ yếu và là sở trường của công ty không mạo hiểm đầu tư sang các lĩnh vực khác.

- Tăng cường, phát huy tối đa nguồn vốn tự có và tăng thêm nguồn vốn này bằng cách phát hành cổ phiếu. Tìm kiếm các nguồn tài chính từ bên ngoài thông qua đối tác nước ngoài.

- Đẩy mạnh phân tích thị trường đánh giá chính xác qua đó dự báo các rủi ro xấy có thể tác động tới doanh nghiệp.

* Điểm yếu/ thách thức. Phối hợp hai điểm này nhằm khắc phục các thiệt hai mà rủi ro gây ra ở mức tối thiếu.

- Nghiên cứu kỹ lượng các cơ hội đầu tư rồi mới ra quyết định đầu tư thực hiện dự án, trách rủi ro tiềm ẩn của dự án.

- Có nhưng biện pháp Marketing sáng tạo gây ấn tượng, khuyến mại lớn, hộ trợ làm thủ tục khách hàng vay vốn nhằm bán ra nhiều nhất các sản phẩm bất động sản.

- Giảm tối đa các nguồn vay có lãi suất cao nhằm giảm bớt áp lực về tài chính cho công ty.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2006 – 2020 (Trang 65 -70 )

×