Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CP ĐTXD & PTĐT Sông Đà giai đoan (2007-2011)

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 59 - 63)

ĐTXD & PTĐT Sông Đà giai đoan (2007-2011)

Hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn năm 2007-2011 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư trong cả giai đoạn, xem xét các phân tích trên chúng ta có thể thấy:

Thứ nhất, Về vốn đầu tư.

Thiếu vốn cho các dự án: Việc huy động vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Với nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty CP ĐTXD & PTĐT Sông Đà là 200 tỷ đồng, trong khi nhu cầu giải ngân cho các dự án mà Công ty đã và đang triển khai trong giai đoạn 2007-2011 và chuyển tiếp cho giai đoạn sau là rất lớn do vậy Công ty bị mất cân đối nghiêm trọng nguồn vốn cần huy động cho hoạt động đầu tư phát triển trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Mặt khác, do nguồn vốn eo hẹp nên một số dự án của Công ty phải sử dụng những loại vật tư, máy móc thiết bị có chất lượng thấp hơn so với quy định dẫn tới chất lượng công trình không được đảm bảo theo thiết kế. Chúng ta thấy, thiếu vốn là một khó khăn chung mà nhiều doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam đang phải đối mặt. Vấn đề quan trọng là phải có giải pháp tối ưu để khắc phục nó, đồng thời có phương án định hướng đầu tư trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, tiến độ triển khai và hoàn thành các dự án còn chậm.

Việc lập các thủ tục đầu tư tạo quỹ đất cho doanh nghiệp kéo dài không dứt khoát trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng , Năng lực của các công ty liên kết còn yếu kém, có nhiều bộ phận tham gia dẫn tới bất đồng ý kiến trong vấn đề thanh quyết toán làm cho quá trình dải ngân chậm nên quá trình thì công thực hiện dự án kéo dài. Có thể thấy một số dự án như dự án chung cư Tân Mai, Dự án Công viên Văn hóa – Du lịch – Thể thao tại Quận 8 – TPHCM,…đã tiến hành làm thủ tục từ năm 2005 nhưng đến năm 2007 mới khởi công xây dựng. Tiến độ triển khai các dự án chậm dẫn đến việc các công trình đi vào vận hành khai thác chậm, tăng chi phí quản lý và đầu tư khác cho dự án.

Thứ ba, hiệu quả đầu tư chưa ổn định.

Hiệu quả đầu tư những năm 2007-2009 khá cao nhưng hoạt động đầu tư phát triển này lại tỏ ra kém hiệu quả vào các năm cuối giai đoạn nghiên cứu 2010-2011. Do trong thời kỳ đầu của giai đoạn nghiên cứu thì nhu cầu thị trường bất động sản tăng cao hoạt động đầu tư diễn ra ồ ạt, khi mức cầu của thị trường giảm mạnh dẫn

tới thất thoát nguồn thu làm cho hoạt động ĐTPT của công ty kém hiệu quả. Điều đó cho thấy công tác quản lý của công ty còn bị động chịu tác động nhiều bởi các yếu tố khách quan.

Trên đây là một số những tồn tại vướng mắc của công ty trong giai đoạn 2007-2011. Ta sẽ đi sâu phân tích tìm hiểu những nguyên nhân tác động tới công ty trong giai đoạn này

- Nguyên nhân

+ Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý đầu tư trong giai đoạn vừa qua còn có nhiều thay đổi, một số văn bản còn chồng chéo hoặc chưa rõ rang, thủ tục hành chính còn phức tạp dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ.

Giai đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản đã đẩy giá nhà đất lên quá cao ở tất cả các phân khúc thị trường. Tuy nhiên, trên thị trường chủ yếu là nhà đầu cơ, còn người dân có nhu cầu thực về nhà ở thì không tiếp cận được nguồn cung. Giai đoạn hiện nay do tác động của suy giảm kinh tế, ngân hàng thắt chặt tín dụng, các nhà đầu cơ trên thị trường phải bán tháo BĐS, lúc này lượng cung trên thị trường tăng đột biến, do đó nhiều căn hộ làm ra ế ẩm không bán được. Vì vậy, quá trình thu hồi vốn của nhà đầu tư diễn ra chậm, nguồn vốn triển khai các dự án tiếp theo bị hạn chế.

Tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam, chính sách thắt chặt cung tiền của Ngân hàng Nhà Nước đã làm cho Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay dẫn đến nhiều dự án bị dừng lại.

Trong giai đoạn này cũng là thời kỳ lạm phát tăng cao đấy giá vật liệu, nhân công tăng cao khiến tổng mức đầu tư của dự án tăng cao dẫn tới giảm hiệu quả các dự án đầu tư phát triển.

Ngoài ra cũng phải kể đến thời tiết tại Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều ảnh hưởng tới quá trình thi công thực hiện dự án kéo dài tiến độ thi công chung của dự án đồng thời còn ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn đầu tư kinh doanh bất động sản chưa đa dạng, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Lượng vốn đi vay chiếm tỷ lệ cao trong tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động mạnh như hiện nay với biên độ lại suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này sẽ dẫn tới việc bất ổn định về nguồn vốn và tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư phát triển. Vì thế, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng cũng là một khó khăn cho công ty.

Thứ hai, cơ cấu sử dụng vốn chưa hợp lý

Trong cơ cấu sử dụng vốn của Công ty CP ĐTXD & PTĐT Sông Đà thì nguồn vốn cho đầu tư XDCB chiếm tỷ lệ cao. Đặc điểm của XDCB là thời gian xây dựng kéo dài, vốn ứ đọng nhiều; trong điều kiện công ty thì vốn chưa phải là dồi dào để có thể bổ sung vốn kịp thời cho các hoạt động khác.

Thứ ba, về công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển

Trong công tác quản lý đầu tư, việc hoạch định chiến lược và chính sách đầu tư chưa có tính dài hạn và ổn định cao. Khâu nghiên cứu cơ hội đầu tư, chuẩn bị lập kế hoạch dự án, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chưa phát huy được vai trò. Bên cạnh đó, sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm giữa các đơn vị, phòng ban trong công tác quản lý dự án vẫn còn hạn chế, dẫn tới tình trạng chậm trễ khi xử lý công việc. Thư tư, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu công ty nói chung cũng như marketing sản phẩm dự án bất động sản nói riêng của công ty còn hạn chế/

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w