Tình hình kinh tế vĩ mô:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 63 - 64)

Năm 2011, kinh tế nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,89%, thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010. Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: lần thứ nhất xảy ra vào giữa năm 2008; lần thứ hai xảy ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010; lần thứ ba xảy ra vào cuối năm 2010 và cả năm 2011. Trong giai đoạn 2008 – 2010, tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 2 con số; lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này lại ở mức dưới 7% so với mức trung bình của những năm đầu thập kỷ 2000, do nền kinh tế phải chịu nhiều cú sốc về cung. Các đợt thắt chặt tiền tệ, mặc dù đã khiến cho tổng đầu tư giảm và kéo thâm hụt thương mại giảm theo nhưng về cơ bản, tổng đầu tư vẫn ở mức cao (khoảng gần 40% GDP) do chi tiêu của Chính phủ vẫn còn lớn (khoảng 30% GDP). Bên cạnh đó, hệ thống tài chính của Việt Nam còn phải chịu một số cú sốc về giá vàng tăng, thúc đẩy người dân rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng để mua vàng và gây sức ép lên tỷ giá hối đoái.

Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lạm phát tuy đã

được kiềm chế trong những tháng cuối năm, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm vẫn ở mức cao là 18,13%; lãi suất còn cao; việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ tuy đã góp phần quan trọng giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng để lại những hệ quả tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngay từ giữa năm 2011, Chính phủ đã có các Nghị quyết chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đến cuối năm 2011 tình hình vẫn còn rất nhiều khó khăn; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất tăng 24,7% so với năm 2010, số lao động mất việc làm tăng; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút và gặp rất nhiều khó khăn.

Chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh chưa được cải thiện, năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quản lý nhà nước đối

với doanh nghiệp còn yếu kém; hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, chậm được khắc phục; hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Ứng dụng khoa học, công nghệ ở nhiều ngành còn hạn chế. Sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế còn ít; chưa khai thác, phát triển tốt thị trường trong nước, nhất là việc thu mua và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ...

Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém, tình trạng ô nhiễm ở nhiều

lưu vực sông, khu công nghiệp, làng nghề và một số khu vực của các thành phố lớn còn rất nghiêm trọng. Quản lý đất đai, tài nguyên còn thiếu chặt chẽ, đất đai chưa được khai thác tốt để tạo nguồn lực cho phát triển.

Thị trường bất động sản trong thời gian qua rơi vào trầm lắng ở hầu hết các phân khúc và xu hướng giảm giá dường như vẫn tiếp tục diễn ra. Nguồn cung bất động sản vẫn tiếp tục tăng. Người mua hiện nay trên thị trường phần lớn là người sử dụng cuối cùng, tức là thị trường gần như vắng bóng các nhà đầu tư, lướt sóng. Tuy nhiên, do số lượng người mua có khả năng chi trả giới hạn trong khi nguồn cung hiện tại khá lớn, nên người mua có nhiều lựa chọn hơn khi mua căn hộ chung cư. Trong bối cảnh đó, có 3 yếu tố có thể tác động đến quyết định mua căn hộ của người mua, đó là: giá bán, tiến độ dự án và uy tín của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w