Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội (Trang 66 - 69)

Theo thành phần kinh tế, tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội được chia thành: tiền gửi dân cư, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các tiền gửi từ các tổ chức tính dụng khác. Việc phân chia như vậy sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh trong quá trình quản lý, phân tích và đánh giá khách hàng, từ đó xác định được mục tiêu và phương hướng cụ thể cho chi nhánh đối với từng loại khách hàng. Sự biến động của nguồn vốn này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội năm 2011 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng So sánh năm So sánh năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tƣơng Tƣơng Tuyệt đối đối Tuyệt đối đối (%) (%)

1. Tiền gửi dân cư 1.040,710 3.397,058 5.047,636 2.356,348 226,42 1.650,578 48,58 2. Tiền gửi từ các 323,297 930,236 1.138,882 606,939 187,73

208,646 22,42 TCKT 3. Tiền gửi từ các 175,504 663,242 843,616 487,738 277,91 180,374 27,19 TCTD khác Tổng VHĐ 1.539,511 4.990,536 7.030,134 3.451,025 224,16 2.039,598 40,87

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013)

44

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế

6.000,00 5.000,00 4.000,00

Tiền gửi dân cư 3.000,00 Tiền gửi từ các TCKT 2.000,00 Tiền gửi từ các TCTD 1.000,00 0,00 Năm Năm Năm 2011 2012 2013

Trong năm 2011 – 2013, tiền gửi dân cư, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ các tổ chức tín dụng tại chi nhánh đều tăng. Cụ thể như sau:

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động qua

các năm: năm 2011 chiếm 67,6%, năm 2012 chiếm 68,07%, năm 2013 chiếm 71,8%. Tỷ trọng này là hợp lý vì đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn vốn. Đồng thời, kênh đầu tư gửi tiền vào ngân hàng là một trong những kênh đầu tư có hiệu quả của đối tượng này. Ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, tiền gửi dân cư có xu hướng tăng đều qua các năm: năm 2011 đạt 1.040,710 tỷ đồng, năm 2012 đạt 3.397,058 tỷ đồng, tăng 2.356,348 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 226,42%, sang năm 2013 đạt 5.047,636 tỷ đồng, tăng 1.650,578 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 48,58%. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn huy động có tính ổn định cao. Đây là nguồn vốn quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình sử dụng vốn. Trong những năm qua, chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng cùng với việc chi nhánh ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cưởng hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Nhờ vậy mà trong năm 2011 – 2013, giai đoạn biến động đầy khó khăn của ngành ngân hàng với việc chạy đua lãi suất không ngừng nghỉ giữa các ngân hàng, chi nhánh vẫn có được một tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư ở mức khá cao và giúp tăng quy mô vốn tạo điều kiện cho những hoạt động khác của chi nhánh đạt hiệu quả tốt.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp so với tiền gửi dân cư: năm

2011 chiếm 21%, năm 2012 chiếm 18,64% và năm 2013 chiếm 16,2%. Ta thấy lượng tiền gửi này không nhiều và chi nhánh chủ yếu thu hút nguồn vốn huy động thông qua 45

tiền gửi dân cư. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán ảm đạm, sự biến động của lãi suất,…đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào ngân hàng giảm. Tuy tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng luôn chiếm vị trí quan trọng vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp, tương đối ổn định, tạo điều kiện cho chi nhánh giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nguồn vốn này của chi nhánh có xu hướng tăng về số tuyệt đối qua các năm cụ thể: năm 2011đạt 323,297 tỷ đồng, năm 2012 đạt 930,236 tỷ đồng, tăng 606,939 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 187,73%. Sang năm 2013 đạt 1.138,882 tỷ đồng, tăng 208,646 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 22,42%. Năm 2012 tốc

độ tăng trưởng khá cao đạt 187,73% so với năm 2011, có được điều này là do chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ,…mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 22,42% so với năm 2012, nguyên nhân là do tình hình kinh tế không ổn định đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của doanh nghiệp vào ngân hàng giảm.

Ngoài hai nguồn vốn huy động trên chi nhánh cũng rất quan tâm đến nguồn

huy động từ các TCTD khác, tuy nhiên đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao và không thường xuyên vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán, chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này chỉ xấp xỉ 12% trong tổng vốn huy động. Trong năm 2011 – 2013, nguồn vốn huy động từ TCTD khác của chi nhánh tăng lên liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi từ các TCTD đạt 175,504 tỷ đồng, năm 2012 đạt 663,242 tỷ đồng, tăng 487,738 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 277,91%, sang năm 2013 đạt 843,616 tỷ đồng, tăng 180,374 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 27,19%. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do chi nhánh ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng,…nên đã tạo được nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD trên địa bàn. Mặt khác, nguồn vốn huy động này tăng lên cho thấy mối quan hệ giữa chi nhánh với các TCTD khác ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho chi nhánh trong quan hệ hợp tác thanh toán bù trừ lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.

Nhìn chung, quy mô vốn theo thành phần kinh tế của chi nhánh tăng dần đều

qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu 46

và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả đối với đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và tổ chức tín dụng về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn, trong khi tiền gửi dân cư xét trên từng món tiền gửi lại thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm cho chi nhánh tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các khoản chi phí phát sinh kèm theo.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w