Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Gia

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm (Trang 32 - 34)

* Cơ cấu tín dụng ngắn hạn theo bảo đảm tiền vay.

Biểu đồ2.3. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm qua các năm).

Bảng 2.3 về cơ cấu tín dụng ngắn hạn theo bảo đảm tiền vay đã cho ta thấy, trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm rất chú trọng đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tổng dư nợ ngắn hạn có TSĐB chiếm

phần lớn tổng dư nợ ngắn hạn phân theo TSĐB và tăng đều từ năm 2009-2012. Năm 2009 tổng dư nợ ngắn hạn có TSĐB là 618.03 tỷ đồng, tổng dư nợ ngắn hạn là 1010 tỷ đồng. Trong suốt 3 năm 2010, 2011, 2012 tổng dư nợ ngắn hạn có TSĐB lần lượt là 632.59 tỷ đồng, 642.02 tỷ đồng và 699.1 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Tín dụng ngắn hạn theo bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: tỷ đồng, %.

Chỉ tiêu

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực hiện Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn phân theo TSĐB 1010 924 100 802 100 769 100 Dư nợ ngắn hạn có TSĐB 618.03 632.59 68.5 642.02 80.1 699.1 90.9

(Nguồn: Báo cáo chi tiết của chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm qua các năm).

Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn có tài sản đảm bảo luôn chiếm trên 50% tổng cơ cấu tín dụng ngắn hạn có tài sản đảm bảo. Có thể thấy, tổng dư nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2010-2012 có xu hướng giảm, năm 2011 giảm 8.5%, đến năm 2012 giảm lên tới 23.86% nhưng tổng dư nợ ngắn hạn có TSĐB vẫn tăng đều đặn qua các năm, năm 2010 tăng 2.36% so với năm 2009, đến năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn có TSĐB đã tăng hơn 10.8% so với năm 2011, đạt ở mức cao 90.9% tổng dư nợ ngắn hạn phân theo TSĐB.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay có TSĐB. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Gia Lâm chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Một số doanh nghiệp có tài sản

đảm bảo là quyền sử dụng đất thuê 50 năm nhưng trả tiền hàng năm do vậy việc đăng ký thế chấp và công chứng ngân hàng không thực hiện được mà chỉ dừng lại ở mức giữ tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và cam kết trả nợ của khách hàng. Với đặc thù dư nợ của khách hàng Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối lớn và thường không có tài sản bảo đảm, hoặc TSĐB không an toàn việc tăng thêm tỷ trọng dư nợ có bảo đảm trên của chi nhánh là một nỗ lực tương đối lớn và có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm (Trang 32 - 34)