Bệnh phân trắng lợn con là bệnh chịu tác động khá rõ của thời tiết, tình hình mắc bệnh qua các tháng trong năm cũng là rất khác nhau. Do đó, để xác
định rõ nội dung này chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc phân trắng ở lợn con trong 4 tháng đầu năm 2010. Kết quả thu được qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do bện phân trắng lợn con trong 4 tháng đầu năm 2010
Tháng số con theo dõi
Mắc bệnh Chết Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 1 173 42 24,27 2 1,16 2 202 96 47,52 2 0,99 3 225 138 61,33 4 1,78 4 216 103 47,69 3 1,39 Tổng 816 379 46,45 11 1,35
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do bệnh phân trắng lợn con 4 tháng đầu năm 2010
Qua bảng số liệu và biểu đồ 4.2. chúng ta có thể thấy tỷ lệ mắc phân trắng lợn con ở trại có sự chênh lệch khá rõ qua 4 tháng đầu của năm 2010, tỷ lệ mắc
cao nhất là vào tháng thứ 3 với tỷ lệ là 61,33%, tiếp đến là tháng thứ 2 với tỷ lệ mắc là 47,52%, tháng thứ 4 (47,69%) và cuối cùng là tháng 1 với tỷ lệ mắc (24,27%). Tỷ lệ chết cũng biến đổi tương ứng với tỷ lệ mắc. Tỷ lệ chết cao nhất vào tháng 3 (1,78%), tiếp đến là tháng 4 (1,39%), tháng 1 (1,16%) và cuối cùng là tháng 2 với tỷ lệ chết là 0,99%.
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con có sự biến động khá lớn giữa các tháng đầu năm 2010, cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 1 (chênh lệch hơn 2,5 lần). Theo chúng tôi, sở dĩ có sự chênh lệch quá lớn đó là do tình hình diễn biến thời tiết ở các tháng là khác nhau và có những thay đổi bất thường. Trong tháng 1 thời tiết khá nóng và không có mưa làm cho độ ẩm không khí thấp, thuận lợi cho sức khoẻ đàn lợn cũng như công tác vệ sinh chuồng trại được thực hiện thường xuyên hơn, chuồng trại luôn khô ráo, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại vì thế mà tỷ lệ mắc bệnh đã được giảm đáng kể. Tháng 3 là tháng có tỷ lệ mắc cao nhất vì trong tháng này tình hình thời tiết diễn biến xấu, có những thay đổi bất thường, là những ngày mưa phùn ẩm ướt kết hợp với gió mùa làm độ ẩm không khí tăng cao đã gây trở ngại cho quá trình điều hoà thân nhiệt của gia súc, nhất là gia súc non. Do đặc điểm sinh lý của gia súc non, chức năng và hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa thực sự hoàn chỉnh, chính vì thế khả năng đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi là không tốt. Thời tiết lạnh làm quá trình toả nhiệt tăng và quá trình sản nhiệt giảm làm sức đề kháng của con vật càng giảm sút. Mặt khác, khi độ ẩm không khí cao làm cho chuồng trại luôn ẩm ướt, khung chuồng, máng ăn ẩm ướt, việc dọn vệ sinh khó khăn đã tạo điều kiện cho vi sinh vật có hạn phát triển, nên lợn con dễ mắc bệnh. Một khi sức đề kháng giảm thì khả năng cân bằng nhiệt cũng giảm, năng lượng tích tụ trong cơ thể làm quá trình phân giải protid, lipid mạnh tạo ra các sản phẩm trung gian là các sản phẩm độc, gây hại cho cơ thể càng làm con vật suy giảm sức đề kháng. Do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, bị ngừng trệ kèm theo là tính thèm ăn giảm, khả năng tiêu hoá giảm, dễ gây rối loạn tiêu
hoá, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Lợn con không kịp thích nghi, kết hợp với sức đề kháng giảm là nguyên nhân gây cho tỷ lệ mắc bệnh trong tháng 3 này tăng cao (61,33%). Tháng 2 và tháng 4 có tỷ lệ mắc là thấp hơn, đối với tháng 2 (47,52%) đối với tháng 4 (47,69%). Trong 2 tháng này có dấu hiệu tích cực hơn, số ngày nắng nhiều hơn, thời tiết cũng dễ chịu, độ ẩm không khí cũng không cao thuận lợn cho việc vệ sinh chuồng trại, chuồng trại khô ráo thoáng mát dẫn tới tỷ lệ mắc bênh phân trắng lợn con đã giảm đáng kể.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1986) mùa đông khí hậu khô hanh nên tỷ lệ mắc bệnh thường thấp chiếm 31.5%. Mùa xuân khí hậu thay đổi có mưa phùn, lúc nóng lúc lạnh nên lợn con không kịp thích nghi với môi trường, tỷ lệ mắc bệnh cao chiếm 45 - 62,1%. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996), với bệnh phân trắng lợn con, trong các yếu tố tiểu khí hậu thì yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75 – 85%. Theo Trần Thế Tông thì nhiệt độ tối ưu cho lợn con sơ sinh là 30oC, với lợn 1 tuần tuổi là 28oC, 2 tuần tuổi là 24oC, 3 tuần tuổi là 22oC, độ ẩm tối ưu là 65 – 70%.
Theo Sử An Ninh (1995), lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu và là nguyên nhân gây rối loại hệ thống điều hoà và trao đổi nhiệt từ đó làm rối loại quá trình trao đổi chất của cơ thể, lợn con giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể dẫn tới cấu trúc niêm mạc ruột, dạ dày bị phá huỷ gây nên bệnh phân trắng lợn con.
Thực tế trại đã tiến hành nhiều biện phấp khắc phục, làm giảm ảnh hưởng tác động bất lợi của ngoại cảnh với cơ thể lợn con đến mức thấp nhất. Sử dụng hệ thống đèn sưởi có công suất cao, làm chuồng úm cho lợn con kín đáo, rắc vôi bột xung quanh chuồng để giảm độ ẩm, tăng cường vệ sinh chuồng nái đẻ 2 tuần 1 lần (khi vệ sinh tách lợn con nhốt riêng đợi chuồng khô mới đưa chở lại), có thể lết hợp tắm cho lợn con và vệ sinh bầu vú, núm vú lợn mẹ bằng dung dịch sát trùng Han-iodine 10%. là những biện pháp được trại áp dụng.
Để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cho lợn con thì điều cần làm là phải thực hiện tốt các biện pháp cải thiện bầu tiểu khí hầu chuồng nuôi, tạo môi trường sống thuận lợi cho lợn con. Nhiệt độ thích hợp là 30 - 33oC, độ ẩm là 75 – 85%, chuồng trại thông thoáng, tránh gió lùa, khô ráo, sạch sẽ. Làm được như vậy thì sẽ giảm tối đa tỷ lệ mắc phân trắng ở lợn con.