Phương pháp Bố trí thí nghiệm xác định hiệu quả của các phác đồ

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con, tình hình bệnh phân trắng lợn con (Trang 33 - 65)

điều trị bệnh phân trắng lợn con

Phân lô thí nghiệm: Lợn con mắc bệnh từ 1 – 27 ngày tuổi. Lợn theo dõi có ngày tuổi, khối lượng, số đực cái tương đồng nhau. Tất cả các cá thể được chọn làm thí nghiệm đều sống trong những ô chuồng có tiểu khí hậu như nhau, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ cũng như lợn con là như nhau, lợn mẹ đều được tiêm các loại vacxin phòng bệnh do virus gây ra theo đúng quy định.

Số lợn thí nghiệm được phân lô, đánh dấu bằng cách ghi vào sổ theo dõi treo trên giá của từng chuồng.

Sử dụng các loại thuốc có trong trại như:

1/ Coli – 200: 1g/10kg TT, hoà vào nước cho uống, Dùng liên tục trong 3-5 ngày

2/ Mutalin 20%: 1 ml dùng cho 20kg Thể trọng. 2 ngày sau mới nhắc lại 1 lần 3/ Micocin – 100: 1ml/10kg TT, tiêm bắp dùng liên tục trong 3-5 ngày

Với các thuốc điều trị trên chúng tôi đều dùng kết hợp với nhóm thuốc bổ trợ, chất điện giải Multivit-Forte và uống men tiêu hoá Bidisubtilis

Hàng ngày theo dõi lợn vào buổi sáng sớm, buổi chiều, trước và sau khi dùng thuốc. Nếu lợn con không khỏi bệnh sau 4 ngày điều trị sẽ thay thuốc khác để đảm bảo hiệu quả

Ghi chép kết quả theo chỉ tiêu đánh giá như: - Số con mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh

- Thời gian khỏi bệnh của từng con - Số con khỏi bệnh và chết trong ngày - Số con tái phát và tỷ lệ tái phát

Những chỉ tiêu trên, giúp đánh giá hiệu quả của các thuốc. Lợn con được gọi là khỏi khi không còn các triệu chứng tiêu chảy, phân thành khuôn, ăn uống bình thường trở lại, các dấu hiệu mất nước không còn, thân nhiệt ổn định…

Trong quá trình điều trị chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc điều trị và sử dụng kháng sinh đồng thời có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

3.4.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

Tỷ lệ chết (%) = x 100

Tỷ lệ tử vong (%) = x 100

Tỷ lệ tái phát (%) = x 100

Tỷ lệ còi cọc (%) = x 100

Thời gian điều trị khỏi trung bình =

xi:Số ngày điều trị

ni: Số con điều tri khỏi N: Tổng số con điều trị khỏi

Các số liệu thu thập được chúng tôi xử lý bằng phần mềm Microsoft office Excel 2003

Tổng số con mắc bệnh Tổng số con theo dõi Tổng số con chết

Tổng số con theo dõi Tổng số con chết Tổng số con mắc Số con tái phát Số con điều trị khỏi

Số con còi cọc Số con điều trị khỏi

Σxini

Phần IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. QUY MÔ CHĂN NUÔI TRANG TRẠI

4.1.1. Vài nết cơ bản về hệ thống trại lợn

Trại lợn nằm trên địa bàn Thôn Bối Khê. Xã Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên với tổng diện tích gần 1ha, trong đó hơn 3.000m2 dùng để làm trại chăn nuôi, số còn lại là ao cá và bờ ao trồng cây ăn quả. Trại nằm ngoài cánh đồng xa khu dân cư.

Trại được thiết kết theo mô hình VAC, trại xử dụng 100% thức ăn công nghiệp do Công ty Cargill cung cấp. Trại được xây dựng từ năm 2003 dựa trên nguồn vốn tự có và một phần đi vay của ngân hàng. Từ đó tới nay cùng với việc mở rộng trại một cách có kế hoạch thì tổng số vốn và quy mô của trại ngày càng được nâng lên. Toàn bộ diện tích hơn 3.000m2 đều được xây tường bao xung quanh. Hệ thống nước sử dụng trong trại đều đã qua xử lý đảm bảo vệ sinh. Trại được chia làm 4 khu chính gồm: Khu sinh hoạt, khu nhà kho chứa cám và thuốc, khu chăn nuôi và khu cách ly. Khu cách ly được bố trí ở cuối hướng gió đảm bảo nếu có dịch thì dịch bệnh cũng không lây lan sang các khu khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu chăn nuôi được chia làm 4 phần: Khu chuồng nái chửa, khu chuồng nái đẻ nuôi con, khu chuồng nái chờ phối và khu chuồng lợn con sau khi tách mẹ. Các khu chuồng đều được xây dựng theo hướng gió Đông Nam đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Về thiết kế, các mái chuồng được lợp bằng tấm proximang dưới lớp proximang được lót một lớp lưới có tác dụng chống nóng. Thành tường của trại xây cao 1,4 m còn phần trên được thay bằng hệ thống lưới và bạt có thể kéo lên hạ xuống tạo sự cơ động khi thời tiết thay đổi.

Chuồng nái đẻ, lợn cai sữa, nái chửa các ô chuồng đều được làm bằng khung thép. Sàn chuồng nái đẻ được lắp ghép bằng các tấm bê tông, tấm sàn

nhựa và được cách với nền chuồng một khoảng nhất định (khoảng 35cm), còn chuồng nái chửa và nái chờ phối thì sàng làm bằng bê tông có độ dốc thích hợp để tiện cho việc vệ sinh.

Hệ thống máng ăn được thiết kế tương đối phù hợp với từng đối tượng nuôi bao gồm: Máng ăn bằng Inox cho lợn nái đẻ và máng ăn bằng xi măng cho lợn nái chửa, chờ phối và lợn đực giống. Toàn bộ hệ thống nước uống được thiết kế khá hiện đại và tiện lợi có vòi uống tự động đi đến từng ô chuồng, nguồn nước uống và nước làm vệ sinh được lấy từ nguồn nước ngầm rồi được làm sạch thông qua hệ thống bể phơi và bể lọc nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Trong khu chuồng nái đẻ có hệ thống đèn hồng ngoại với công suất 175W luôn đảm bảo nhiệt độ trong ô sưởi của lợn con từ 30 - 37oC, hệ thống quạt làm mát và đèn chiếu sáng được trang bị đầy đủ.

Trại có hệ thống xử lý phân và nước thải là hầm khí Bioga, còn lại một phần phân và nước thải sẽ được đưa xuống ao làm thức ăn cho cá. Nhờ hệ thống hầm khí Bioga mà nó đã giải quyết được một phần nhu cầu về năng lượng điện và khí đốt, đáp ứng tới 20% năng lượng điện và tới 100% nhiệt năng cho nhu cầu của toàn trại.

Với không ít những lợi thế về mặt vị trí địa lý, trang thiết bị hiện đạt cộng thêm sự hỗ trợ về mật kỹ thuật chuồng trại của Công ty Charoen Pokphand Việt Nam, song về điều kiện tự nhiên trại còn chịu ảnh ảnh của thời tiết. Điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa mưa kéo dài đã ảnh hưởng tới công tác chăm sóc và phát triển đàn lợn nái cũng như là đàn lợn con. Mặc dù, công tác vệ sinh và thú y luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên nhưng vì điều kiện tự nhiên có nhiều biến động nên một số bệnh vẫn còn tồn tại và khó kiểm soát, trong đó có bệnh phân trắng lợn con là phổ biến hơn cả gây tổn hại rất lớn về kinh tế cho trại.

4.1.2. Tình hình chăn nuôi

Cơ cấu đàn: Từ khi xây dựng tới nay nhìn chung trại đã có nhiều thay đổi cả về quy mô và cách thức trong chăn nuôi. Từ chỗ chỉ cho ăn một phần thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại thức ăn do gia đình làm ra và có sẵn ở địa phương như cám ngô, cám gạo, rau xanh…, tới nay toàn bộ nguồn thức ăn mà trại sử dụng đã được thay bằng thức ăn công nghiệp 100% do Công ty thức ăn chăn nuôi Cargill cung cấp đảm bảo sự cân bằng về chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, từ hơn chục con nái đến nay số nái trong trại đã lên đến 82 con trong đó có 15 con nái hậu bị. Giống lợn nái nhập về chủ yếu là F1(Yorkshine x Landrace) và F1(Landrace x Yorkshine). Chỉ tính riêng trong 3 năm từ 2008 đến tháng 4 năm 2010 cho thấy số lượng đàn lợn đã tăng lên rõ rệt, thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2010 STT Loại lợn Số lượng (con) Năm 2008 Năm 2009 Đến tháng 4 Năm 2010 1 Nái sinh sản 47 56 67 2 Nái hậu bị 12 14 15 3 Đực làm việc 2 2 2 4 Đực hậu bị 1 0 1 5 Lợn con theo mẹ 1526 1783 816

6 Lợn con sau cai sữa 576 643 246

7 Lợn thịt 569 635 327

Tổng 2683 3133 1474

( Nguồn: Số liệu điều tra )

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tình hình phát triển đàn lợn qua 3 năm là tổng đàn lợn bao gồm cả lợn nái và lợn con qua các năm đều tăng rõ rệt, cụ thể là số đầu lợn nái đầu năm 2010 đã tăng 42,25% so với năm 2008,

trong 4 tháng đầu năm 2010 số đầu lợn con theo mẹ đã đạt 53,47% so với cả năm 2008 và 45,76% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ trại đã có sự tăng trưởng ổn định và bền vững.

Quy trình chăn nuôi

Lợn nái trong trại được nuôi ở 3 khu: Khu chuồng nái chửa, khu chuồng nái đẻ nuôi con, khu chuồng nái chờ phối. Trước khi đẻ 5-7 ngày, nái được đưa vào khu chuồng dành cho nái đẻ và nuôi con trên sàn nhựa, với khẩu phần theo đúng tiêu chuẩn dành cho nái đẻ.

Lợn con sau cai sữa được chuyển sang trại lợn thịt nuôi đến khi xuất bán hoặc bán cho các trại chăn nuôi quanh vùng. Lợn con 27 ngày tuổi (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một vài ngày tuỳ thuộc vào thể trạng của lợn con) được tách đàn, một phần để bán còn một phần được chuyển sang khu chuồng lợn con tập ăn. Khi lợn con đã ổn định và ăn tốt thì sẽ được chuyển sang trại lợn thịt cách trại lợn nái gần đó.

Sau khi tách con, lợn nái được chuyển về khu dành cho nái chờ phối đợi đến ngày phối lại chuyển sang về khu dành cho nái chửa, trước khi đẻ 5-7 ngày sẽ được đưa vào khu chuồng dành cho nái đẻ nuôi con trên sàn nhựa. Cứ thế một chu trình khép kín về chăn nuôi được thiết lập.

Sơ đồ biểu diễn quy trình luân chuyển đàn lợn trong trại

4.2. Công tác thú y

Trong chăn nuôi hiện nay việc phòng bệnh được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Phòng bệnh tốt sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, giảm chi phí và tạo ra loại thực phẩm an toàn có giá trị cao về mặt dinh dưỡng cung như mặt an toàn vệ sinh thực phẩm. Quán triệt điều này, trại Ông Tường Duy Toản đã đặc biệt chú ý đến công tác phòng bệnh. Công tác phòng bệnh của trại tập trung vào 2 khâu: Vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.

4.2.1. Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể cho vật nuôi, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi sao

Nái chửa

Nái nuôi con

Lợn con sau cai sữa

Lợn thịt Nái chờ phối

cho chuồng nuôi luôn khô thoáng sạch sẽ là một việc rất quan trọng và đã được trại thực hiện chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống chuồng nuôi của trại là hệ thống chuồng hở, do đó cũng gặp một vài khó khăn khi tạo bầu tiểu khí hậu cho trại, tuy nhiên với hệ thống này thì trại cũng đã khắc phục và làm rất tốt việc duy trì sự thông thoáng cho trại, ngoài việc cung cấp đủ oxi cho quá trình hô hấp của lợn nó còn giúp giải phóng các loại khí độc như H2S, CO2… Chính vì vậy để tạo tiểu khí hậu cho trại thì trại đã sử dụng các tấm lưới và bạt di động, hệ thống quạt thông gió và làm mát về mùa hè, hệ thống sưởi ấm vê mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được thiết kế theo hướng Đông Nam để đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của đàn lợn. Do đó, hệ thống chống nóng của trại là các tấm bạt di động xung quanh chuồng và giàn phun sương trên không đã làm giảm lượng lớn khí nóng hấp thu vào trại trong những ngày hè oi bức.

Mùa đông ngoài việc che đậy xung quanh chuồng làm giảm luồng khí lạnh thổi vào trại nó còn tạo độ ấm áp cho trại và chỉ mở ra vào những ngày trời có ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó trại đã trang bị hệ thống lồng úm trong đó được bố trí một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W.

Chuồng trại được tẩy uế sau mỗi lứa lợn bằng cách rửa sạch các ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng Han-iodine 10% (1 lít Han-iodine 10% pha với 100 - 250 lít nước), còn nền chuồng thì được rửa sạch bằng nước vôi trong rồi để trống chuồng ít nhất trong 5 ngày mới đưa vào sử dụng lại. Các tấm đan chuồng nái cai sữa sau khi lấy ra được ngâm trong nước vôi trong, ngâm ít nhất là một ngày, sau đó mang ra phun lại bằng nước sạch, phơi khô rồi lắp lại chuồng.

Hệ thống máng ăn khi được sử dụng đều được vệ sinh thường xuyên, với máng ăn của lợn nái được tiến hành rửa hàng ngày, máng cho lợn tập ăn định kỳ rửa sạch phơi khô và thay bằng máng ăn khác

Vệ sinh thân thể cho lợn, với lợn con và lợn cai sữa tuyệt đối không được tắm rửa để tránh nước lạnh. Lợn chửa và lợn chờ phối ngày vệ sinh 2 lần vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Đối với nái nuôi con thì hai tuần vệ sinh toàn chuồng một lần, khi vệ sinh nhớ tách lợn con nhốt riêng rồi mới tiến hành vệ sinh cho nái mẹ và chuông nuôi.

Hệ thống trại có một cửa ra vào duy nhất ở cửa ra vào có bố trí hố vôi bột để khử trùng dành cho người đi bộ, vào trại có quần áo, khẩu trang, ủng chuyên dùng. Chính điều này đã làm hạn chế đến mức thấp nhất mầm bệnh đưa vào từ bên ngoài vào khu vực chuồng nuôi.

4.2.2. Phòng bệnh bằng vacxin

Song song với công tác vệ sinh phòng bệnh thì việc phòng bệnh bằng vacxin cũng được chú trọng. Việc phòng bệnh bằng vacxin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn nhằm chống lại mầm bệnh, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về kinh tế cũng như công lao động. Do đặc thù của trại là nuôi từ nái mang thai đến lợn thịt thương phẩm nên công tác tiêm phòng càng được quan tâm.

Quy trình tiêm phòng bằng vacxin luôn luôn được trại thực hiện nghiêm túc và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn từng lứa tuổi, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực đến lợn con trại đã đề ra lịch tiêm phòng, quy trình và thời gian tiêm rõ ràng đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt 100%.

Bảng 4.2. Lịch sử dụng thuốc và vacxin cho lợn con và lợn thịt

Ngày tuổi Vacxin

Thuốc Phòng bệnh và công dụng Liều lượng (ml/con) 3 Sắt Thiếu sắt 1 7 Respisure Clamoxyl LA Suyễn

Hô hấp, tiêu chảy, hội chứng MMA

2 1 21 Respisure (lần 2) PTH (lần 1) Suyễn PHT 2 2 30 DTL (lần 1) DTL 2 45 PTH (lần 2) LMLM (lần 1) PTH LMLM 2 2 60 DTL (lần 2) DTL 2 75 LMLM (lần 2) LMLM 2 Chú dẫn: PTH là Phó Thương Hàn DTL là Dịch Tả Lợn LMLM là Lở mồm Long Móng THT là Tụ Huyết Trùng

Bảng 4.3. Lịch sử dụng thuốc và vacxin cho lợn nái và đực giống

Loại lợn Thời gian Thuốc và Vacxin Phòng bệnh và công dụng Liều lượng (ml/con) Lợn hậu bị (trước khi phối)

7 tuần Detomax Nội, ngoại KST 1ml/33kg TT

6 tuần Respisure Suyễn 2

4 tuần Posi-FMD DTL LMLM DTL 2 2

1 tuần ADE Đậu thai, mắn đẻ

Nái mang thai (tuần trước khi đẻ) 6 tuần Aradicator LitterGuard LT-C THT, Viêm teo mũi truyền nhiễm E.coli,Clostridium

2 2

5 tuần Posi-FMD LMLM 2

4 tuần Respisure Suyễn 2

3 tuần

Aradicator LitterGuard LT-C

THT, Viêm teo mũi truyền nhiễm E.coli,Clostridium

2 2 1 tuần Detomax Nội, ngoại KST 1ml/33kg TT 3 ngày Lutalyse Loại trừ sản dịch,

phòng VTC 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nái đẻ

Đẻ Clamoxyl LA Viêm vú, viêm tử

cung(VTC) 1ml/10kg TT 24-48 giờ sau đẻ Lutalyse Loại trừ sản dịch,

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con, tình hình bệnh phân trắng lợn con (Trang 33 - 65)