năm 2010
Trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và tổng kết qua bảng số liệu 4.4.1. và biểu đồ 2
Bảng 4.5. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết của bệnh phân trắng lợn con từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2010
Năm
Chỉ tiêu theo dõi 2008 2009
Tháng 1 – 4 năm 2010
Mắc bệnh Số đànTỷ lệ(%) 70,2897 77,16125 84,9362
Tổng con theo dõi 1526 1783 816
Mắc bệnh Số con 463 523 379
Tỷ lệ(%) 30,34 29,33 46,45
Chết Số con 16 14 11
Tỷ lệ(%) 1,05 0,79 1,35
Biểu đồ 4. 1. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết của bệnh phân trắng lợn con từ năm 2008 đến tháng 04 năm 2010
Qua bảng 4.5. và biểu đồ 4.1 cho thấy: Tỷ lệ đàn lợn con tại trại mắc bệnh phân trắng là khá cao. Qua theo dõi thì tỷ lệ này thường rất cao vào các tháng đầu năm, tính riêng từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010 tỷ lệ này là 84,93%, tỷ lệ này của năm 2008 là 70,28% và năm 2009 là 77,16%. Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con là bệnh thường xuyên xảy ra ở trại và tỷ lệ mắc là rất cao.
Tuy tỷ lệ đàn mắc là khá cao nhưng tỷ lệ con mắc lại không cao như thế. Qua điều tra và quan sát chúng tôi thấy tỷ lệ này qua các năm là: Năm 2008 là 30,34%, năm 2009 là 29,33% còn 4 tháng đầu năm 2010 là 46,45%, ta có thể thấy tỷ lệ con mắc năm 2009 đã giảm hơn năm 2008 nhưng tỷ lệ này lại khá cao vào bốn tháng đầu năm 2010. Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ mắc ở đàn và tỷ lệ số con mắc là do khi phát hiện bệnh trại đã có những can thiệp kịp thời tránh sự lây lan giữa các con trong đàn với nhau, từ đó làm giảm tỷ lệ số con mắc trong một đàn.
Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con của trại là phù hợp với kết quả điều tra của một số tác giả. Theo tác giả Đào Trọng Đạt tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi tập trung từ 20-50%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Thị Huyền (2000) là 69,81%, Tạ Thị Vịnh (1996) là 75-82%.
Cũng qua bảng 4.4.1. ta thấy tỷ lệ chết so với tổng đàn là thấp, qua các năm 2008 là 1,05%, năm 2009 là 0,79%, bốn tháng đầu năm 2010 là 1,35%. Điều đó cho thấy việc điều trị tại trại đã mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình điều trị, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách sẽ rút ngắn thời gian của bệnh, giảm tỷ lệ còi cọc do điều trị dài ngày và tỷ lệ chết, từ đó hạn chế thất nhất về kinh tế và công lao động cho trại, tăng hiệu quả chăn nuôi.