TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN CỦA TRẠI

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con, tình hình bệnh phân trắng lợn con (Trang 43 - 45)

Nhìn chung do trại đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng vacxin, lịch tiêm phòng chặt chẽ nên mức độ bảo hộ cao do đó đã làm giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm. Nhưng bên cạnh đó thì các bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, sản khoa, bệnh ký sinh trùng vẫn xảy ra trên đàn lợn nái của trại.

Trong thời gian thực tập chúng tôi tiến hành khảo sát, theo dõi và điều trị một số bệnh thường gặp trên dàn lợn. Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn ở trại 4 tháng đầu năm 2010

Tên bệnh

Nái đẻ (n=67) Nái hậu bị (n=15) Lợn con (n=816) Số con mắc(con) Tỷ lệ mắc(%) Số con mắc(con) Tỷ lệ mắc(%) Số con mắc(con) Tỷ lệ mắc(%) Viêm phổi 8 11,94 4 26,67 56 6,86 Viêm khớp 3 4,8 1 6,67 17 2,08 Đẻ khó 4 5,97 0 0 0 0 Hecni 0 0 0 0 34 4,17 Tiêu chảy 3 4,48 2 13,33 379 46,45

Qua bảng 4.4. chúng ta thấy ở lợn nái đẻ, nái hậu bị và lợn con mắc chủ yếu là viêm phổi với tỷ lệ lần lượt là 11,94% và 26,67% riêng với lợn con tỷ lệ này thấp hơn với tỷ lệ là 6,86% đây là một tỷ lệ không cao, theo chúng tôi thì nguyên nhân của bệnh là do yếu tố thời tiết. Vào giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010 tình hình thời tiết có nhiều thay đổi thất thường, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bầu tiểu khí hậu của trại từ đó làm giảm khả năng hô hấp trên đàn lợn. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp kịp thời của chủ trại như vệ sinh, tạo sự thông thoáng cho trại kết hợp với sử dụng thuốc trong điều trị như Tylosin đã làm giảm khả năng phát bệnh.

Bệnh viêm khớp ở lợn nái đẻ, nái hậu bị và lợn con tỷ lệ mắc là rất thấp, song bệnh xảy ra đã gây tác hại trực tiếp đến đàn lợn nhất là đối với lợn nái, vì có những con lợn nái cho dù có chữa khỏi cũng khó có thể tiếp tục cho sinh sản được nữa vì nó khó chịu được sức nặng của cơ thể mình khi mang thai vì thế mà trại đã phải loại thải gây ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi.

Bệnh đẻ khó ở lợn nái chiếm tỷ lệ là 5,79% đây là tỷ lệ thấp và chấp nhận được, tuy nhiên cũng cần tăng cường công tác vệ sinh cho nái đẻ và vệ sinh trại hơn nữa nhằm giảm tỷ lệ của bệnh.

Bệnh Hecni ở lợn con chiếm tỷ lệ là 4,17% cũng là một bệnh không nguy hiểm chỉ cần được can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Bệnh tiêu chảy ở lợn con chiếm tỷ lệ khá cao là 46,45%, nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do thời tiết thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong trại, từ đó làm giảm sức đề kháng của con vật. Mặt khác, do điều kiện môi trường lúc nóng, lúc ẩm có sự thay đổi đột ngột làm con vật suy giảm hệ miễn dịch bên trong tạo điều kiện cho các sinh vật có hại phát triển và xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá của lợn con làm giảm khả năng hấp thu thức ăn từ đó gây ra biểu hiện về tiêu chảy.

Qua đây ta có thể thấy tuy trại đã thực hiện khá tốt từ các biện pháp vệ sinh chuồng trại đến thực hiện tiêm phòng vacxin nhưng một số bệnh vẫn xảy ra. Điều đó chứng tỏ ngoài các yếu tố về chuyên môn thì yếu tố về ngoại cảnh cũng có tác động không nhỏ tới sức khoẻ của vật nuôi trong trại.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con, tình hình bệnh phân trắng lợn con (Trang 43 - 45)