4. Kết luận và khuyến nghị
4.2 Khuyến nghị với các chương trình giảm nghèo quốc gia
Với chương trình giảm nghèo quốc gia rõ ràng nghiên cứu này chỉ ra hai cách tiếp cận. Thứ nhất tiếp tục triển khai theo phương pháp hành chính, từ trên xuống, đại trà, chính phủ cần thiết lập kênh giám sát, đánh giá nhiều bên. Duy trì kênh đối thoại chính sách chính thức và thường xuyên giữa chính phủ (các Bộ, ngành )và các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ để trao đổi các bài học kinh nghiệm cho chương trình giảm nghèo quốc gia và điều phối các chương trình can thiệp tại quy mô vừa và nhỏ.
Cách thứ hai, Bộ LĐTBXH phối hợp với bộ KHĐT và Bộ Tài Chính chủ trì soạn thảo văn bản hướng dẫn quy trình lập dự án, triển khai dự án theo hướng để địa phương (cấp cơ sở) làm chủ gần như hoàn toàn trong các khâu lập kế hoạch, xây dựng hoạt động của dự án. Chính phủ và các Bộ chủ quản chỉ tập trung vào công tác giám sát và đánh giá kết quả, tác động. Rủi ro của cách tiếp cận này cũng được nhóm nghiên cứu và nhiều chuyên gia nhận thức rõ đó là khả năng lạm quyền, sử dụng vốn không đúng mực đích, nhóm lợi ích địa phương tại các cấp trung gian như tỉnh, huyện, sự phản ứng của các nhóm lợi ích tại cấp quốc gia v.v. Những rủi ro này sẽ được hạn chế đáng kể nếu Chính phủ đồng ý và có quyết tâm chính trị trong việc sử dụng hệ thống giám sát kép của Chính phủ và người dân với các chính quyền địa phương các cấp trong việc thiết kế và triển khai dự án.
44 Riêng với đề xuất về hỗ trợ trọn gói, nhóm nghiên cứu kiến nghị bộ LĐTBXH tham khảo mô hình đã triển khai của OGB và các kinh nghiệm trong khu vực vì kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu tổng hợp về hỗ trợ trọn gói tại Việt nam chưa nhiều. Trong số các khái niệm còn đang thảo luận bao gồm hỗ trợ không điều kiện, hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ theo tình huống khẩn cấp, dựa trên các bằng chứng trong nghiên cứu này chúng tôi khuyến nghị hỗ trợ trọn gói chọn lọc đi kèm với nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật.
45
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nghị quyết 30A/2008/NQ-CP của các huyện Tây Giang, Quảng Nam; Trạm Tấu, Yên Bái; Tương Dương, Nghệ An
2 Quyết định phê duyệt kế hoạch hoạt động của dự án” Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” năm 2012-2013
3 Tổ chức cứu trợ trẻ em Nhật Bản (2003) Hoạt động Tài chính vi mô của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam- JBIC
4 Tổ chức Oxfam và Action Aid (2012) Giám sát đói nghèo có sự tham gia ở các cộng đồng nông thôn Việt Nam
5 Tổ chức Oxfam và Action Aid (2013) Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam
6 Tổ chức Oxfam và Action Aid (2013) Vai trò của các thể chế làng xã trong các chương trình giảm nghèo tại cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình tại Việt Nam.
7 Văn kiện dự án ILO-SIT
8 Văn kiện dự án tiết kiệm tín dụng SCJ-Lục Yên
46
Phụ lục 1. Tài liệu tóm tắt dự án phát triển cây Mây- Oxfam- Tương Dương Nghệ An 1. Lý do lựa chọn dự án
Bối cảnh sinh kế
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với tăng trưởng từ 10- 15%/năm thì đến năm 2020, dự kiến nhu cầu mây nguyên liệu của cả nước sẽ cần khoảng 100.000 tấn song mây. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 33.000 tấn mây từ nước ngoài. Tuy nhiên, những năm tới việc nhập khẩu nguyên liệu song mây sẽ ngày một khó khăn hơn. Vì vậy, bên cạnh việc bảo tồn và phát triển song mây trong rừng tự nhiên hiện có, trong giai đoạn 2011–2015, Việt Nam cần phải gây trồng mới thêm ít nhất 15.000ha song mây để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, trong đó vùng trọng điểm được xác định là Bắc và Nam Trung bộ.
Tương Dương là huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, được đánh giá là có tiềm năng lớn về điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho cây mây. Nơi đây là địa bàn phân bố của nhiều loài mây tự nhiên, trong đó có mặt đầy đủ các loài song mây có giá trị kinh tế cao. Song trong thực tế, cây mây chưa được phát triển và gần như chưa có vai trò trong việc tạo nguồn thu nhập cho người nông dân.
Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 281.12 ,57ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 7. 6,54ha (chiếm 2.84% tổng diện tích tự nhiên), diện tích đất lâm nghiệp có rừng 124. 01,13ha (chiếm 44.43% tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp 3.102,31ha, đất chưa sử dụng và núi đá 147.2 0,31ha (chiếm 52.3 % tổng diện tích tự nhiên), huyện Tương Dương có đủ tiềm năng phát triển cây mây, không chỉ phục vụ nhu cầu chế biến mây tre đan phục vụ địa phương, mà còn là vùng nguyên liệu quan trọng cung cấp mây nguyên liệu cho các vùng chế biến thủ công mỹ nghệ mây tre đan trong cả nước.
47
Điều kiện sống và đói nghèo
Nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ gia đình là từ sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất trên địa bàn vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, chưa tạo ra được các loại nông sản hàng hóa mũi nhọn để nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện trung bình là 53,5%, đặc biệt đối với các xã vùng trên và vùng trong của huyện có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, lên đến 1,6%.
Do mức thu nhập của người dân còn bấp bênh, thiếu tính ổn định, nên vẫn còn một số người chặt phá rừng làm nương rẫy bừa bãi, không đúng quy hoạch. Do đó để người dân an tâm, ổn định và gắn bó lâu dài với nghề rừng thì mô hình hiệu quả nhất hiện nay là nông lâm kết hợp, song song kết hợp với việc chọn lọc, cơ cấu và đa dạng hóa một số sản phẩm chính có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Các vấn đề xã hội
Với tổng dân số toàn huyện Tương Dương khoảng 6 . 16 người, mật độ dân số trung bình là 25 người/km2, trên địa bàn huyện có 6 dân tộc chính sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 68,7%, Khơ Mú chiếm 11,5%, H’Mông chiếm 4, %, và khoảng 12,7% người Kinh chủ yếu sinh sống tại thị trấn Hòa Bình.
Một đặc điểm nổi bật mang đặc tính dân tộc là vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sinh kế. Phụ nữ không chỉ đảm nhận những công việc trong gia đình mà còn thường xuyên tham gia vào hoạt động trồng trọt chăn nuôi trong hộ gia đình.
Các vấn đề môi trường
Với đặc thù huyện miền núi có gần 50% diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời việc chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra tại địa phương, phát triển sinh kế dựa trên phát triển nông lâm nghiệp kết hợp là một giải pháp phù hợp, giúp người dân đặc biệt người dân tộc có thêm thu nhập từ phát triển lâm nghiệp.
48
Bên canh đó, cây mây phù hợp phát triển tốt ở vùng ven khe suối và trên vùng đất dốc thấp sẽ giúp tăng diện tích phủ xanh đất trống đồi trọc, đồng thời giữ đất, tránh xói mòn rửa trôi lớp đất bề mặt và hạn chế tốc độ dòng chảy mưa.
2. Quy mô dự án
Phạm vi và thời gian dự án
Trong năm 200 –2010, tổ chức OXFAM đã triển khai một số nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển và thị trường cho cây mây tại huyện Tương Dương và đi đến quyết định hỗ trợ thực hiện dự án “Phát triển cây mây giúp cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo tại huyện Tương Dương” trong giai đoạn 2011–2013. Dự án này đã nhận được sự đồng thuận cao của UBND huyện Tương Dương, các phòng ban chức năng trong huyện, UBND các xã, và đông đảo người dân tại các xã vùng dự án.
Dự án bước đầu được triển khai tại 4 xã nghèo của huyện, đa dạng hóa sinh kế và tạo công việc làm cho bà con dân tộc Thái trong xã thông qua phát triển vườn ươm mây giống, vùng trồng mây tập trung tại địa phương và liên kết thị trường.
Dự án cũng đã phối hợp với UBND huyện Tương Dương để lồng ghép vào Chương trình 30A của huyện mở rộng diện tích vùng trồng mây tập trung thêm 10ha trong năm 2012 và 20ha trong năm 2013.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của của tổ chức SDC, dự án sẽ tiếp tục triển khai mở rộng hoạt động hỗ trợ người dân trồng mây trong huyện đến hết năm 2015.
Các biện pháp can thiệp
Nâng cao kỹ thuật: Dựa trên sự tham gia tự nguyện của người dân, các nhóm nông dân sở thích được thành lập. Đây là nền tảng để các lớp tập huấn kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc mây, hội thảo đầu bờ, thăm quan học tập các mô hình tốt được tổ chức giúp nâng cao năng lực cho người dân và cán bộ địa phương, đặc biệt đối với phụ nữ và đồng bào dân tộc.
49
Xây dựng mô hình: Các mô hình vườn ươm mây giống và mô hình trồng mây thâm canh được triển khai thực hiện tại các xã. Đồng thời, đây cũng là trường thực địa phục vụ cho tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho người dân.
Liên kết thị trường: Bên cạnh phát triển thị trường địa phương thông qua đào tạo nâng cao tay nghề đan lát cho đồng bào dân tộc tại địa phương, dự án cũng kết nối với các công ty chế biến, sản xuất hàng thủ công mây tre đan trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ nguyên liệu mây bền vững, hiệu quả cao.
Lồng ghép vào chương trình của Chính phủ: Dự án được lồng ghép mạnh mẽ vào các chương trình mục tiêu xóa đói giám nghèo của địa phương như Chương trình 30A, Chương trình phát triển ngành mây của tỉnh Nghệ An nhằm nhân rộng các mô hình, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dự án.
Các đơn vị tổ chức tham gia triển khai
Tổ chức OXFAM đã triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế tại huyện Tương Dương gần 20 năm. Trong dự án này, OXFAM điều phối hoạt động giữa các bên liên quan đến dự án từ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế, triển khai và giám sát hoạt động dự án. OXFAM là nhà tài trợ hỗ trợ tài chính cho giai đoạn đầu, cũng như tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ khác tiếp tục triển khai dự án.
Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) chịu trách thực hiện các hoạt động của dự án, từ tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình đến liên kết thị trường. Hàng quý, VIRI xây dựng báo cáo tiến độ để báo cáo với OXFAM và Phòng Nông nghiệp huyện.
Phòng Nông nghiệp và Ban Phát triển nông thôn miền núi huyện phối hợp và hỗ trợ OXFAM và VIRI trong việc triển khai các hoạt động, đồng thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng các quy định chính sách hỗ trợ phát triển cây mây tại địa phương, đặc biệt bố trí nguồn vốn từ Chương trình 30A để nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích trồng mây trong huyện.
50
UBND xã tuyên truyền vận động người dân tham gia dự án, quy hoạch diện tích đất trống phù hợp với trồng mây và giám sát việc triển khai hoạt động dự án.
3. Quy trình xây dựng dự án
Lựa chọn dự án/ngành hàng
Trước khi triển khai dự án, OXFAM và VIRI đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường và các điệu kiện đất đai, khí hậu đối với cây mây nếp tại huyện Tương Dương vào năm 200 và nghiên cứu đánh giá nhu cầu trồng mây và lập kế hoạch có sự tham gia vào năm 2010 tại 4 xã Nga My, Xiêng My, Yên Hòa và Yên Thắng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyện Tương Dương có lợi thế về khí hậu và đất đai để có thể phát triển cây mây thành một cây hàng hóa mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân. Nhu cầu trồng mây nguyên liệu của người dân là một thực tế, với quy mô diện tích được đề xuất là 5 ha trên địa bàn của 4 xã, đồng thời thị trường tiêu thụ mây tiếp tục được khẳng định và hiệu quả kinh tế mà cây mây có thể mang lại cho người dân cao hơn hẳn một số cây trồng khác (keo, xoan) trong cùng điều kiện.
Thiết kế biện pháp can thiệp
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, cùng với sự ủng hộ của UBND huyện, VIRI và người dân tham gia dự án xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của dự án, chuẩn bị hạt giống và cây mây, xây dựng mô hình vườn ươm và vùng trồng mây tập trung, các hoạt động tập huấn và tài liệu hướng dẫn tập huấn theo nhu cầu của người dân.
Phòng Nông nghiệp huyện và UBND xã phối hợp chặt chẽ với cán bộ thực địa của OXFAM và VIRI vận động người dân tham gia dự án, thành lập các nhóm nông dân sở thích, tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ.
Ngoài ra, OXFAM và Phòng Nông nghiệp huyện cùng tham gia đánh giá hoạt động và hiệu quả dự án, tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với sự tham gia của các bên và người dân, và lồng ghép các hoạt động để nhân rộng dự án.
51
Ngân sách thực hiện
Mặc dù OXFAM là nhà tài trợ thực hiện dự án, nhưng ngân sách thực hiện dự án có sự tham gia đối ứng của các bên liên quan. Trong năm đầu tiên, ngân sách triển khai chủ yếu từ OXFAM, trong đó người dân có đóng góp bằng sức lao động chăm sóc vườn ươm và vùng trồng mây. Nhưng từ năm 2, với sự tham gia mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cây giống và vật tư nông nghiệp để nhân rộng mô hình, vốn đối ứng của chính quyền chiếm 28,5%, người dân đóng góp công lao động và vật liệu sẵn có chiếm 13,4%, trong khi đó phần đóng góp của VIRI là 4, % thông qua hoạt động tập huấn. Nguồn vốn tài trợ của OXFAM đến nay chỉ còn khoảng 53,3% dành cho việc tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình và quản lý dự án.
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ ngân sách từ SDC, OXFAM sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ kỹ thuật và đặc biệt hoạt động liên kết thị trường, tìm kiếm các đối tác tiềm năng hỗ trợ xây dựng quan hệ đối tác công – tư giữa chính quyền, người dân trồng mây và doanh nghiệp chế biến.
Triển khai thực hiện
VIRI phối hợp cùng UBND xã tổ chức họp thôn thông báo với người dân các hoạt động và hỗ trợ từ dự án và lập danh sách các hộ tự nguyện đăng ký tham gia dự án, trên cơ sở đó kiểm tra thực tế và chụp ảnh toàn bộ diện tích đất hộ gia đình hiện có phù hợp với việc trồng mây.
Các nhóm nông dân cùng sở thích được thành lập và cùng tham gia vào xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án, huy động các kiến thức bản địa và đóng góp tại chỗ của người dân tham gia dự án.
VIRI xây dựng tài liệu tập huấn và triển khai tập huấn tiểu giáo viên và tập huấn mở rộng cho người dân, xây dựng mô hình điểm làm Trường thực địa tổ chức tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ và hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, hoạt động liên kết thị trường, tìm kiếm các đối tác thu mua mây.
52
Phòng Nông nghiệp và Ban Phát triển nông thôn miền núi huyện phối hợp cùng VIRI triển khai thực hiện hoạt động, tham mưu UBND huyện xây dựng các quy định chính