Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tê ở việt nam (Trang 33 - 36)

2. Nghiên cứu đánh giá 03 mô hình giảm nghèo của các tổ chức quốc tế

2.3.6 Bài học kinh nghiệm:

Dự án ILO-SIT tại Quảng Nam đang vào giai đoạn kết thúc nhưng đã bắt đầu nhận sự quan tâm và cam kết đầu tư của nhiều bên chuẩn bị cho pha tiếp theo. Sự vận hành suôn sẻ của các mô hình du lịch cộng đồng tại đây cũng như những kết quả cụ thể về chính sách, đối thoại công tư, giảm nghèo cho người dân tộc để lại bài học kinh nghiệm quý giá cho các dự án phát triển và giảm nghèo khác. Nhóm nghiên cứu lựa chọn những khía cạnh cơ bản nhất trình bày trong phần này bao gồm: lựa chọn vùng dự án; lựa chọn và nâng cao năng lực đối tác; cơ chế quyền lợi/giám sát giữa các bên; lồng ghép vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Lựa chọn vùng dự án

Việc lựa chọn vùng can thiệp dự án có ý nghĩa sống còn với mục tiêu giảm nghèo và hiệu quả của dự án. Thực tế, địa phương được lựa chọn huyện Đông Giang tuy không được tham gia vào một số các chương trình giảm nghèo quốc gia nhưng lại hội tụ đầy đủ các yếu tố phù hợp với dự án. Thứ nhất, huyện là nơi tập trung các hộ gia đình nghèo người dân tộc thiểu số (người Ktu) nên đối tượng can thiệp và hưởng lợi phù hợp với mục tiêu của dự án cũng những mục tiêu phát triển của địa phương. Thứ hai, tuy huyện còn rất nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương (Ủy ban Nhân dân huyện, các phòng ban liên quan) được ghi nhận là cơ quan điển hình năng động, đổi mới dám nghĩ dám làm và luôn vì người dân. Dự án được triển khai hiệu quả, nhanh chóng nhờ sự vào cuộc sát sao của Ủy ban Nhân dân huyện và hệ thống chính quyền cơ sở, hoạt động triển khai dự án luôn nằm trong lịch trình làm việc và triển khai của huyện không có hiện tượng đùn đẩy hay chống chéo, không rõ ràng về mặt trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước như tại nhiều dự án khác.

34 Dưới cấp huyện, dự án và địa phương đã thành công lựa chọn những vùng xã, thôn tuy nghèo nhưng có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch hoặc hỗ trợ du lịch cộng đồng. Đồng bào dân tộc thiểu số với những đặc điểm văn hóa và lịch sử của mình khi được thiết kế phù hợp lại trở thành những giá trị thu hút đặc biệt với cộng đồng khách du lịch trong và ngoài nước.

Lựa chọn và nâng cao năng lực đối tác

Một bài học có ý nghĩa bên cạnh lựa chọn vùng dự án là lựa chọn và nâng cao năng lực đối tác. Mỗi vùng miền đều có lịch sử và đặc điểm văn hóa riêng biệt nên chọn đối tác sai, các dự án phát triển và giảm nghèo sẽ rất khó phát huy kết quả, tác động, thậm chí không thể triển khai được các hoạt động của mình. Dự án đã lựa chọn việc dựa vào chính quyền cơ sở và cộng đồng địa phương (hội đồng già làng, hội phụ nữ) trong suốt quá trình chuyển giao kiến thức, xây dựng mô hình và vận hành các hoạt động du lịch và hỗ trợ du lịch. Với từng cấu phần dự án, các đối tác lựa chọn cũng cần có lưu ý khác nhau:

Các nhóm cần phát triển sản phẩm thổ cẩm, dự án lựa chọn và đầu tư nâng cao năng lực cho hội phụ nữ. Kết quả rõ ràng là nhóm này đã tổ chức tập huấn nghề có chất lượng đang hoạt động rất hiệu quả theo mô hình chủ động quản lý về tài chính, đóng góp sức lao động và kỹ năng dệt, may kết hợp với tư vấn thiết kế và thương hiệu của chuyên gia quốc tế trên nền văn hóa Ktu. Tiền thu được từ bán các sản phẩm thổ cẩm đã và đang được chia đều cho các chị em tham gia và đầu tư mua nguyên vật liệu. Mô hình đang thu hút sự tham gia ngày càng đông của phụ nữ địa phương. Mô hình các nhóm liên quan đến dịch vụ ăn uống và lễ hội văn hóa, dự án lựa chọn nhóm cán bộ thôn và hội đồng già làng. Việc lựa chọn đối tác này có ý nghĩa chiến lược bởi người Ktu xưa nay không có thói quen biểu diễn (thậm chí đánh cồng chiêng) cho người lạ thưởng thức, kể cả lý do thương mại. Sự kiên nhẫn giải thích và tạo điều kiện cho nhóm cán bộ thôn và hội đồng già làng hiểu, nhận biết lợi ích và tìm cách thuyết phục người dân địa phương đã giúp các hoạt động ăn uống và dịch vụ lễ hội được diễn ra, duy trì có hiệu quả.

Bài học về đặc điểm vùng miền và văn hóa địa phương được nhìn thấy rõ nét trong dự án ILO Quảng Nam. Lời giải cho vấn đề này chính là lựa chọn đùng đối tác cơ sở và nâng cao năng lực cho họ, nâng cao năng lực đủ để họ làm chủ dự án.

35

Cơ chế quyền lợi/giám sát giữa các bên

Bài học lớn rút ra từ dự án của ILO Quảng Nam là xây dựng và có khuôn khổ ghi nhận động lực tham gia của các bên, đặc biệt là doanh nghiệp và cơ quan chính quyền các cấp. Doanh nghiệp mang vốn, kỹ năng và thị trường đến một vùng miền núi với đầy rủi ro và thách thức, nếu không xác định được quyền lợi của họ, mô hình của dự án ILO chắc chắn không thể đứng vững. Dự án và cộng đồng địa phương đã phân tích, họp nhóm rất nhiều lần tiến tới thống nhất trao cho đối tác doanh nghiệp đầu tư du lịch và lữ hành đất và địa điểm, đặc quyền và độc quyền khai thác dịch vụ du lịch có giới hạn thời gian đổi lại cam kết và thực hiện đầu tư cơ sở du lịch và hệ thống thị trường giới thiệu khách đến địa phương. Ngược lại cam kết văn bản cũng trao cho cộng động đặc quyền thu và sử dụng quỹ cộng đồng từ các hoạt động du lịch bên cạnh việc trả công cho mọi lao động địa phương tham gia.

Xây dựng động lực cho cán bộ và chính quyền các cấp phải xác định là nhiệm vụ quan trọng và cầnnhiều tâm huyết. Chính quyền cơ sở (huyện, xã, thôn) xác định vị trí của mình là đảm bảo cam kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp và việc triển khai các hoạt động dự án có hiệu quả được thông tin và đánh giá kịp thời tới các cơ quan lãnh đạo cấp trên (tỉnh, huyện). Dự án cũng tạo điều kiên để chính quyền tỉnh hiện thực hóa các chủ trương lớn về cân bằng thu nhập và giảm đói nghèo tại khu vực miền núi trong đất liền. Ngoài kênh báo cáo nội bộ, dự án đã vận dụng hiệu quả bộ máy báo chí, truyền thông đại chúng từ trung ương đến địa phương tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết - dự án càng triển khai, càng nhiều cơ quan và bên ủng hộ và chung sức.

Việc các bên tìm thấy lợi ích của mình là sợi dây gắn kết họ chặt chẽ với nhau, làm chủ dự án và duy trì các hoạt động này một cách bền vững. Đây là bài học quan trọng với bất kỳ dự án giảm nghèo ở quy mô nào vùng nào ở Việt Nam.

Ngoài việc xác định và tạo động lực tham gia, dự án đã và đang duy trì hệ thống giám sát và đánh giá theo cả hai kênh chính thức và phi chinh thức dựa trên hai nguyên tắc: minh bạch về thông tin và tham gia đầy đủ của các bên địa phương. Việc đánh giá bởi các chuyên gia độc lập và tập trung các tiêu chí giảm nghèo giúp các bên trong dự án hiểu rõ về hiệu quả, tác động cũng như có những điều chỉnh thích hợp trong ngắn và trung hạn.

36

Lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chìa khóa thành công của dự án là lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kế hoạch này phải được hiểu bao gồm 2 cấu phần hoàn toàn khác biệt: i) Chủ trương của tỉnh - chính sách phát triển, cân bằng khu vực miền núi với các khu vực thuận lợi của tỉnh Quảng Nam; ii) các chương trình , hoạt động cụ thể của huyện, xã – phân bổ nguồn lực về đất đai, tài chính, con người và cơ chế với doanh nghiệp dựa trên quy trình lập kế hoạch từ cơ sở. Quan điểm lồng ghép này có tác động qua lại hai chiều: trong giai đoạn triển khai dự án, sự lồng ghép hỗ trợ dự án thực hiện có hiệu quả, khi kết thúc dự án, các kết quả của dự án hỗ trợ tỉnh hình thành kế hoạch, tầm nhìn dài hạn và mô hình thành công có khả năng nhân rộng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tê ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)