Mô hình giảm nghèo dựa vào phát triển kinh doanh nhóm du lịch cộng đồng của Tổ chức

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tê ở việt nam (Trang 27 - 33)

2. Nghiên cứu đánh giá 03 mô hình giảm nghèo của các tổ chức quốc tế

2.3 Mô hình giảm nghèo dựa vào phát triển kinh doanh nhóm du lịch cộng đồng của Tổ chức

Lao động Quốc tế (ILO)

2.3.1 Phương pháp tiếp cận của mô hình

Cùng nhằm mục tiêu giảm nghèo, Tổ chức Lao động thế giới (ILO) có cách tiếp cận khác biệt với nhiều tổ chức khác trong đó hợp tác ba bên giữa người dân với Chính quyền và doanh nghiệp đóng vai trò xương sống. Cách tiếp cận của tổ chức này dựa trên những nguyên tắc và quy luật kinh tế đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng:

Nguyên tắc 1: Giảm nghèo vừa là mục tiêu vừa là kết quả của quá trình tạo việc làm bền vững cho các thành viên hộ gia đình nghèo.

Nguyên tắc 2: Giảm nghèo thông qua tạo điều kiện thúc đẩy các nhân tố cơ bản còn thiếu cho tăng trưởng kinh tế hộ nghèo là vốn và kỹ năng sản xuất kinh doanh (bao gồm cả kỹ năng lao động và tiếp cận thị trường).

Nguyên tắc 3: Đặt các hộ nghèo trong bối cảnh thực tế của cộng đồng. Việc cấp vốn, nâng cao năng lực do vậy được thiết kế dưới dạng hợp lực của chính quyền, doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ phát triển (ILO và đối tác).

Nguyên tắc 4: Xác định và duy trì động lực tham gia của các bên vào quá trình giảm nghèo. Dự án can thiệp do vậy cần làm rõ, điều phối và thúc đẩy động lực/quyền lợi của các bên đẩy mạnh sự tham gia và đầu tư thực chất vào dự án.

Nguyên tắc 5: Phân cấp quản lý về địa phương và áp dụng cơ chế giám sát của cộng đồng có hiệu quả cao nhất. Do vậy việc lựa chọn đối tác sẽ chú trọng các cơ quan địa phương và xây dựng cơ chế chính thức giữa cộng đồng, chính quyền và doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững. Phỏng vấn sâu và nghiên cứu tài liệu dự án ILO về phát triển du lịch trong đất liền tại Quảng Nam cho thấy các nguyên tắc trên được áp dụng triệt để và xuyên suốt.

28

2.3.2 Thiết kế và xây dựng khuôn khổ hợp tác dự án

Các cấu phần và hoạt động của dự án ILO-SIT Quảng Nam được xây dựng hoàn toàn dựa trên nhu cầu và đồng thuận của các bên và và các cấp địa phương. Cụ thể hơn, địa phương có nhu cầu nội tại trong việc cân bằng tăng trưởng và phân bổ thu nhập giữa khu vực duyên hải và các huyện quanh đường mòn Hồ Chí Minh. Chính quyền địa phương coi việc phát triển du lịch trong đất liền là một chiến lược hiệu quả góp phần xóa nghèo và duy trì thu nhập bền vững cho các hộ nghèo và dân tộc thiểu số trong khu vực này. Chính quyền địa phương và tổ chức ILO đã thảo luận, trao đổi và đồng thuận rằng điểm mấu chốt là thiếu hành lang pháp lý cho đầu từ công, đầu tư tư nhân và thiếu một hình mẫu thành công kết nối cộng đồng các dân tộc trong khu vực với các hoạt động giảm nghèo bền vững. Dự án được xây dựng qua 03 giai đoạn:

Giai đoan I: Xây dựng và duy trì hiệu quả mạng lưới các nhóm làm việc bao gồm

i) Các cơ quan hữu quan tại Quảng Nam như Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ủy Ban nhân dân các huyên vùng dự án, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, v.v…

ii) Các doanh nghiệp du lịch và khách sạn, hiệp hội du lịch, lữ hành bao gồm những nhà đầu tư tiềm năng vào du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm.

iii) Các nhà tài trợ trong nước và quốc tế khác.

Việc thành lập và duy trì các nhóm công tác trên cơ sở gặp và thảo luận định kỳ, kết hợp với các buổi làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo dự án với từng bên liên quan chính là chìa khóa thành công của dự án ILO Quảng Nam và nét khác biệt với các dự án khác. Đây là bài học có giá trị với các dự án giảm nghèo quốc gia có quy mô lớn hơn nhiều nhưng chưa tạo được động lực tham gia và điều phối hiệu quả.

Giai đoạn II: Nâng cao năng lực, vận hành diễn đàn công tư và tìm kiếm nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn này, dự án đã đầu tư đáng kể vào việc kết nối các bên liên quan trong việc nâng cao nhận thức về mục đích chung của phát triển du lịch trong nội địa; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực. Khi các bên được trang bị các hiểu biết vững chắc và nhận thức đầy đủ về dự án và

29 tác động của dự án, sự hợp tác và lắng nghe giữa các bên thuận lợi hơn rất nhiều. Các sáng kiến đưa ra cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều bên tạo tiền đề vững chắc cho các diễn đàn công tư tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả là một dự án quy mô nhỏ với vốn đầu tư trên dưới 2 triệu USD đã nhận được hỗ trợ về cơ chế chính sách toàn diện của Ủy ban tỉnh, các khoản đầu tư về hạ tầng được nhà nước đầu tư, kích thích các khoản đầu tư thực chất của khối tư nhân.

Giai đoạn III: Triển khai các hoạt động cụ thể tại các huyện dự án, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng công bằng bền vững

Với sự chuẩn bị kỹ về nhận thức, kỹ năng và cam kết của các bên, giai đoạn III triển khai trong năm cuối của dự án diễn ra rất nhanh và hiệu quả với sự tham gia chặt chẽ của chính quyền huyện, xã và cộng đồng người Ktu ở địa phương.

Các hoạt động nổi bật trong giai đoạn này bao gồm hoàn thành các đầu tư của chính quyền, cam kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp và cộng đồng các thôn với sự chứng thực của chính quyền huyện xã. Triển khai các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, tập huấn người dân các kỹ năng và chuyên môn liên quan đến du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đón khách du lịch và nắn chỉnh các khâu thực thi.

30

2.3.3 Kết quả và Tác động của dự án

Dù thực tế dự án còn chưa kết thúc và còn sớm đề đánh giá những tác động cuối cùng nhưng tại thời điểm nghiên cứu này cộng đồng địa phương đã thu được những thành quả vững chắc.

Thứ nhất, các địa phương tham gia vào dự án đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng tuyến đường Hồ Chí Minh. Các du khách nước ngoài và trong nước đã biết đến ngoài Hội An, các huyện trong đất liền Quảng Nam với các địa danh như BoHoong, Droong (huyện Đông Giang), Mỹ Sơn đã

có các dịch vụ du lịch trọn gói như du lịch mạo hiểm, lưu trú, ăn uống, du lịch văn hóa, v.v.

Thứ hai, mô hình du lịch cộng đồng tại khu vực các huyện dự án đã có kết quả cụ thể tạo việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình địa phương thông qua đón nhận khách du lịch và cung cấp thường xuyên các dịch vụ đi kèm như ăn, hướng đạo, ca múa dân tộc. Các điểm mô hình du lịch cộng đồng của dự án tại BoHoong, Droong và Mỹ Sơn từ khi mở cửa (khoảng 03 tháng) đã đón hàng trăm khách lưu trú và hàng nghìn khách sử dụng các dịch vụ du lịch trong ngày như ăn uống, hướng đạo và tham gia lễ hội văn hóa. Các sản phẩm thổ cẩm của nhóm Droong bán chạy tại địa phương, tại Hội An và các hội chợ họ tham gia với thương hiệu Ktu Taya.

Thứ ba, người dân địa phương tham gia thực chất vào mô hình du lịch cộng đồng với nhiều cấp độ, có việc làm và thu nhập từ công việc của mình. Các nhóm dịch vụ du lịch từ phục vụ ăn uống, cung cấp dịch vụ hướng đạo, dịch vụ lễ hội Ktu và phát triển hàng thổ cẩm hoàn toàn do các hộ dân địa phương tham gia và tổ chức. Tiền thu được từ các dịch vụ này ngoài việc trả trực tiếp cho hộ dân tham gia còn trích một phần vào quỹ cộng đồng. Các nhóm như nhóm nấu ăn, nhóm thổ cẩm, nhóm ca múa đều có lịch tham gia và phân công quyền lợi rõ ràng. Các hộ dân và

Đồng bào Ktu: Dự án du lịch nội địa của ILO kết hợp sự tham gia của nhiềubên:

31 nhóm lãnh đạo cộng đồng (cán bộ thôn, già làng) đều rất muốn tiếp tục tham gia và mở rộng các hoạt động này.

Cuối cùng, các huyện xung quanh chủ động học tập, chuẩn bị và bày tỏ kế hoạch tham gia và các giai đoạn sau của dự án. Huyện Tây Giang (Lãnh đạo và Ủy ban Nhân dân huyện) đã bày tỏ ý định học tập và cùng tham gia với huyện Đông Giang trong các pha tiếp theo của dự án.

Bao trùm lên những thành quả cụ thể trên là Tầm nhìn phát triển du lịch trong đất liền và quy hoạch phát triển liên vùng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh nhất trí và trong quá trình phê duyệt ban hành. Chiến lược và tầm nhìn này là nỗ lực tập thể của các ban ngành, địa phương và doanh nghiệp. Dự án ILO đóng vai trò xúc tác và thúc đẩy.

2.3.4 Tính bền vững của mô hình

Dự án được đánh giá có khả năng bền vững cao dựa trên các cơ sở sau:

Mô hình được xây dựng và duy trì trên cơ sở hợp tác ba bên người dân (cộng đồng, nhóm hộ gia đình), doanh nghiệp và nhà nước. Trong đó sự ủng hộ của chính quyền được hiện thực hóa thành quy hoạch, chiến lược và chương trình8 phát triển du dịch cồng động khu vực miền núi cấp tỉnh, huyện, các giải pháp cụ thể về đất đai, cơ sở hạ tầng cho du lịch tại cấp xã, thôn đều được giải ngân và thực hiện nghiêm túc.

Tính tới thời điểm nghiên cứu doanh nghiệp du lịch lữ hành đã đầu tư tài chính, cán bộ, hệ thống đặt tour, kỹ năng và thị trường, người dân đầu tư một phần đất của cộng đồng, sức lao động, kỹ

8 Tỉnh Quảng Nam đang trong giải đoạn phê duyêt và ban hành tầm nhìn 2020 và quy hoạch phát triển du lịch đất

liền.

32 năng, sức lao động và các tập tục văn hóa của mình. Cả doanh nghiệp và cộng đồng các hộ gia đình đều cam kết chính thức bằng văn bản, với sự chứng thực của chính quyền, quy định rõ quy chế tài chính, nguyên tắc phân bổ tài chính, quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là quỹ đóng góp cho cộng đồng. Điểm đáng lưu ý là thời gian cam kết của doanh nghiệp với người dân địa phương đều vượt khung thời gian dự án.

Bên cạnh việc cộng đồng và người dân tham gia ngày một sâu hơn, đối tác doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể và đang tiếp tục đầu tư mở rộng đầu tư và tăng quy mô cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp luôn vận hành trên cơ sở lợi nhuận và thị trường do vậy khi có thể kết luận được mô hình này đang thành công và tiếp tục duy trì khả năng tạo doanh thu và thu nhập cho các bên trong thời gian tới.

2.3.5 Cách thức hỗ trợ trong và sau khi dự án kết thúc

Đây là một trong những dự án điển hình theo cách tiếp cận của ILO khuyến khích thúc đẩy sự đầu tư của nhiều bên, tập trung vào kết nối thị trường và nâng cao năng lực các bên, không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, hay các hình thức tài sản khác. Chưa kể đặc thù riêng biệt và lịch sử của cộng đồng người Ktu trong khu vực, điều đáng ngạc nhiên là cả chính quyền và người dân rất chủ động đón nhận và tham gia thực chất vào các hoạt động của dự án này. Các bài học phân tích sẽ nêu ở phần sau nhưng lý do cơ bản nhất đó là dự án thực sự có lợi cho địa phương, địa phương làm chủ và được nâng cao năng lực để thực hiện các nội dung của dự án.

Trong những nội dung hỗ trợ, nguồn lực tập trung nhiều nhất vào việc kết nối các bên bao gồm tài chính và thời gian xây dựng và vận hành các nhóm công tác, và chuyển tải kiến thức thực chất về du lịch và kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho doanh nghiệp du lịch, chủ đơn vị lưu trú, người lao động và người dân địa phương. Hỗ trợ kỹ thuật là cấu phần xương sống và liên tục nhằm mục tiêu hướng các bên trong dự án có cùng nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng, và sẵn sàng về kỹ năng khi triển khai can thiệp. Dự án không chỉ dùng tài chính của mình mà còn

33 kết hợp với các hoạt động đào tạo khác của Tổng cục du lịch và Phái đoàn EU, ngân sách của tỉnh (các chương trình khuyến công, phát triển văn hóa du lịch) để triển khai hiệu quả các hoạt động đào tạo này. Một khoản hỗ trợ quan trong nữa là thúc đẩy và thực hiện cam kết các khoản đầu tư lớn vượt khả năng của người dân địa phương như hệ thống buồng phòng nghỉ, hệ thống bán hàng và marketing du lịch, v.v.v Dự án đã kêu gọi thành công sự hỗ trợ của một quỹ phát triển du lịch đã thực sự tạo cú hích cho dự án đi vào hoạt động thực chất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tê ở việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)