Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển tuyên quang (Trang 92 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2.Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đƣợc xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của chi nhánh; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dƣới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020 (Theo mục tiêu chung của Ngân hàng Phát triển Việt Nam).

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, chƣơng trình mục tiêu đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tƣợng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động và từng bƣớc giảm cấp bù của ngân sách nhà nƣớc tiến tới tự chủ về tài chính.

- Chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ; phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát và cảnh báo rủi ro đồng thời tăng cƣờng kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

4.1.3. Định hướng hoạt động

- Chi nhánh tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

- Tập trung nguồn vốn ODA vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện qua chi nhánh. Khuyến khích các quỹ tài chính địa phƣơng nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện đầu tƣ ủy thác qua chi nhánh theo mục tiêu phát triển của địa phƣơng.

- Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời, nâng cao năng lực tài chính để tạo điều kiện mở rộng quy mô bảo lãnh và tăng cƣờng quản trị rủi ro.

- Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tƣợng đang có quan hệ vay vốn tại chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bƣớc đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách nhà nƣớc. Việc cho vay thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hƣởng tới việc thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm vụ tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc đƣợc giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi đƣợc vốn.

- Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- Thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng

Giai đoạn 1: từ năm 2013 đến năm 2015

+ Rà soát lại danh mục chƣơng trình, dự án, ngành hàng thuộc đối tƣợng tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc, xác định mức tăng trƣởng tín dụng hợp lý trên cơ sở đó cơ cấu lại nguồn vốn vay.

+ Xác định tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dƣ nợ cho vay tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc tƣơng ứng, đảm bảo đến 2015 đạt 10% (theo mục tiêu chung của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

+ Đánh giá lại nợ xấu, ban hành quy định phân loại nợ phù hợp với đặc thù của ngân hàng, giải quyết dứt điểm nợ xấu bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển và các tổ chức tiền thân, phấn đấu giảm nợ xấu xuống 7% tổng dƣ nợ cuối năm 2015.

Giai đoạn 2: từ năm 2016 đến năm 2020

+ Xác định chƣơng trình, danh mục tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực cho các chƣơng trình, danh mục này.

+ Xác định tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt 10%, nợ xấu phấn đấu ở mức 4%-5% vào năm 2020.

+ Cải thiện cân đối thu chi, tài chính giảm cấp bù của ngân sách nhà nƣớc, tiến tới đảm bảo tự chủ tài chính trong hoạt động từ năm 2020.

+ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo tiêu chí an toàn tài chính nhƣ các ngân hàng theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Củng cố, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của chi nhánh. Hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch về tài chính, chịu sự soát của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc. Xây dựng cơ chế tiền lƣơng, thƣởng, phúc lợi đối với cán bộ phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của chi nhánh.

- Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức của chi nhánh, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Tuyên Quang hàng Phát triển chi nhánh Tuyên Quang

4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có

- Trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm và dài hạn mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao, chi nhánh tính toán hợp lý nhu cầu, cân đối nhân lực và lập kế hoạch đào tạo, điều động, bổ sung cán bộ công chức cho phù hợp.

- Xây dựng cơ chế trả lƣơng, thƣởng và các chế độ đãi ngộ cho ngƣời lao động một cách công bằng, hợp lý và có tính động viên khuyến khích cao. Đảm bảo mức lƣơng cho cán bộ công chức trong chi nhánh phải ngang bằng hoặc cao hơn mức lƣơng chung của các ngân hàng khác, có tăng trƣởng kịp thời bù trƣợt giá của thị trƣờng. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần để ngƣời lao động yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài với chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng văn hoá làm việc, đảm bảo gắn kết mọi thành viên với nhau và với chi nhánh. Xây dựng các mối quan hệ, thái độ, văn hóa ứng xử của tất cả thành viên trong chi nhánh hƣớng tới những giá trị tốt đẹp và tạo nên nét nổi bật riêng biệt của chi nhánh.

- Bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng ngƣời lao động. Duy trì chế độ nhận xét đánh giá nghiêm túc cán bộ hàng năm. Có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động có năng lực, tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát triển năng lực nghề nghiệp của mình.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể để góp phần tích cực tạo môi trƣờng lao động chuyên nghiệp.

4.2.2. Xây dựng Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Tuyên Quang đến năm 2020

Trong định hƣớng hoạt động của chi nhánh đến năm 2020 chỉ nói chung là Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức của chi nhánh, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, chi nhánh cũng chƣa đƣa ra đƣợc Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực với mục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt đƣợc. Do đó, chi nhánh cần đƣa ra đƣợc Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực với các nội dung chính nhƣ sau:

Mục tiêu chương trình - Mục tiêu chung

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của chi nhánh đến năm 2020 là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết để góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Chƣơng trình đƣợc xây dựng và triển khai một cách khoa học, có tính kế thừa lâu dài, đảm bảo mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và của chi nhánh nói riêng. Thực hiện hiệu quả chƣơng trình nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng chiến lƣợc xây dựng Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát triển bền vững, trở thành một đơn vị mạnh trong hệ thong Ngân hàng của Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể

+ Đảm bảo đủ nhân lực chất lƣợng cao có khả năng về chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của chi nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đƣa ra đƣợc tỷ lệ phần trăm cán bộ công chức của chi nhánh có trình độ ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với ngƣời nƣớc ngoài.

+ Đƣa ra đƣợc tỷ lệ phần trăm cán bộ công chức của chi nhánh có trình sau đại học, trình độ đại học, trình độ lý luận chính trị.

+ Đƣa ra đƣợc tỷ lệ phần trăm cán bộ công chức của chi nhánh đƣợc cử đi tập huấn nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, tỷ lệ phần trăm cán bộ công chức của chi nhánh đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ.

Nhiệm vụ của Chương trình

- Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ, công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu của chiến lƣợc phát triển của chi nhánh đến năm 2020.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảm bảo đủ nhân lực chất lƣợng cao có khả năng về chuyên môn và ngoại ngữ để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu mà Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao.

- Định kỳ tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tiếp thu công nghệ mới, trong đó chú trọng đến công tác học tập, nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách ƣu đãi đối với ngƣời lao động. Thực hiện chính sách ƣu tiên bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ cán bộ giỏi, có năng lực để duy trì và phát triển đƣợc nguồn nhân lực hiện có và thu hút nhân lực từ bên ngoài.

- Không ngừng nâng cao thu nhập đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Coi tiền lƣơng là đòn bẩy để duy trì đội ngũ lao động có trình độ với ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm tốt. Đảm bảo phân phối tiền lƣơng công bằng thỏa mãn với sự cống hiến của ngƣời lao động.

Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải gắn liền với chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Nhƣ vậy mới tạo và duy trì đƣợc một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của chi nhánh. Với số lƣợng biên chế đƣợc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao và nguồn tài chính có giới hạn nên chi nhánh cần có một chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo một cách hợp lý cho từng nhóm nhân lực khác nhau. Ƣu tiên và trọng tâm là đội ngũ nhân lực chủ chốt gồm giám đốc, phó giám đốc, trƣởng phó các phòng ban, chủ tịch công đoàn. Vì đây là bộ phận sẽ quyết định sự thành bại của chi nhánh.

4.2.3. Tăng cường sự gắn kết giữa thu hút, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho người lao động

- Về thu hút nhân tài:

Đầu tiên cần phải phát hiện, thu hút nguồn nhân lực bằng những chính sách phù hợp, bồi dƣỡng, giữ gìn và nâng cao chất lƣợng nhằm tránh làm thất thoát chất xám. Không đƣợc có tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng mà có thể thu hút nhân tài từ các địa phƣơng khác. Ngoài ra việc thu hút phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, không vì “con ông cháu cha”. Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thu hút sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi các trƣờng đại học và các ứng viên khi tuyển dụng vào chi nhánh đã có trình độ Thạc sỹ.

Tuyển dụng nhân lực là hoạt động mở rộng nguồn nhân lực cho tổ chức. Thành công của công tác tuyển dụng là lựa chọn đƣợc những ứng viên có trình độ học vấn, có khả năng thực hiện tốt công việc và tiềm năng đáp ứng xu thế phát triển của tổ chức. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức có uy tín về tính chất lao động, đó là công việc ổn định (công chức nhà nƣớc), đòi hỏi hàm lƣợng trí tuệ cao (áp lực công việc lớn). Điều này cũng tạo nên áp lực khi chi nhánh tuyển dụng ứng viên mới. Mặc dù quy trình tuyển dụng của chi nhánh rất chi tiết, trải qua nhiều bƣớc để lựa chọn ứng viên. Nhƣ hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển phải trải qua 11 bƣớc. Tuy nhiên chi nhánh cần giảm bớt các thủ tục hành chính trong thi tuyển, hƣớng quy trình thi tuyển đến mục đích cuối cùng là hiệu quả của công tác tuyển dụng. Nghĩa là không lấy bằng cấp làm yếu tố quyết định để lựa chọn hay từ chối một ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên. Mà đi kèm với bằng cấp cần phải xem xét nhiều yếu tố quan trọng khác nhƣ khả năng chuyên môn, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học và nhân cách của ứng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân công, bố trí công việc hợp lý:

Tuỳ theo trình độ, khả năng của từng ngƣời mà chi nhánh phân công, bố trí công việc cho đúng ngƣời, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của ngƣời lao động đối với chi nhánh. Việc phân công hợp lý sẽ tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc hiệu quả hơn, chất lƣợng công việc sẽ tốt hơn và họ sẽ phát huy đƣợc thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.

- Về môi trường làm việc và quản lý điều hành:

Chi nhánh cần xây dựng môi trƣờng làm việc an toàn, chuyên nghiệp, có nền tảng là các quy trình, quy định cụ thể và thống nhất, đảm bảo sự thân thiện, hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau, hơn thế nữa đó là tạo ra thử thách trong công việc, trách sự nhàm chán cho ngƣời lao động.

Việc quản lý điều hành phải nhất quán và có mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Việc xây dựng mục tiêu phải cụ thể, thực tế, có thời gian xác định và đo lƣờng đƣợc. Mỗi mục tiêu cần xây dựng chiến lƣợc và các biện pháp thực hiện khả thi, hiệu quả. Áp dụng việc đánh giá thành tích cho từng cá nhân phải đƣợc thực hiện theo định kỳ và căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu đã định. Việc đánh giá thành tích đƣợc tiến hành công khai, minh bạch và thể hiện sự công bằng nhằm giúp cho ngƣời bị đánh giá ngày

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển tuyên quang (Trang 92 - 106)