Việt Nam là một nước có diện tích đất lâm nghiệp và tỷ lệ rừng che phủ rất lớn. Hơn nữa, với đặc tính ưu việt của điều kiện tự nhiên, hệ thực vật phong phú đa dạng, cây cối sinh trưởng và phát triển nhanh, kể cả nhiều loài cây nhập nội như keo tai tượng, bạch đàn urophylla và bạch đàn lai,... cũng tỏ ra thích hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, sinh trưởng nhanh gấp 3-4 lần cây bản địa.
Ngành giấy có 6 vùng nguyên liệu chính với diện tích quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu giấy cụ thể nh trong bảng sau.
Bảng7: Phân bố và diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy
(Đơn vị: ha)
Quy hoạch vùng nguyên liệu Tổng diện tích trồng rừng Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2020 1.377.000 470.000 907.000 Vùng Trung du Bắc Bộ 304.500 101.500 203.000 Vùng Bắc Trung Bé 174.000 69.000 105.000
Vùng duyên hải Trung Bé 325.500 108.500 217.000
Vùng Tây Bắc 225.000 75.000 150.000
Vùng Đông Bắc 198.000 66.000 132.000
Vùng Bắc Tây Nguyên 150.000 50.000 100.000
(Nguồn: Qui hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020)
Việc bố trí vùng nguyên liệu trên toàn quốc nh trên tạo ra sự phát triển cân đối theo vùng lãnh thổ, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn.
b. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đốilớn lớn
Theo đánh giá của Hiệp hội giấy Việt Nam và Tổng công ty giấy Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giấy trong nước hiện rất lớn và sẽ tăng
mạnh trong những năm tới. Với số dân vào khoảng hơn 85,7 triệu dân (năm 2009), thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp giấy. Theo dự báo phát triển công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, nhu cầu tiêu thụ giấy 2007 vào khoảng 1,8 triệu tấn/ năm, tương đương 21 kg giấy/năm/người. Đến năm 2010 tiêu dùng giấy lên đến 2,9 triệu tấn và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) là 32 kg và 60 kg.