d. Vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam
nguyên liệu và cung ứng nguyên liệu cho ngành giấy thiếu đồng bộ; mất cân đối giữa năng lực sản xuất bột giấy và giấy; máy móc thiết bị cũ, không đồng bộ, công nghệ sản xuất lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ; vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp và hiệu quả đầu tư không cao; chủng loại sản phẩm bột giấy và giấy tính đa dạng còn thấp.
Những nội dung phản ánh, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trình bày ở trên, đặc biệt là việc phát hiện ra những yếu kém và khó khăn của ngành giấy thông qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam đã tạo lập được căn cứ thực tiên để xây dựng các giải pháp đồng bộ, sát thực và có tính khả thi cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được trình bày ở chương 3.
CH¦¥NG 3
Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược nâng cao năng lựccạnh tranh của ngành giấy Việt Nam cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam
Từ thực trạng về tình hình phát triển, những cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2020 cần tập trung vào những mục tiêu định hướng sau:
Thứ nhất: Đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản sẽ chuyển
dịch từ mô hình cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vô - nông nghiệp phát triển theo định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng do đó ngành giấy cần phải được ưu tiên đầu tư phát triển để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu ngành của nền kinh tế nói chung.
Thứ hai: Về qui mô và loại hình doanh nghiệp, cần kết hợp cả 2 loại
hình doanh nghiệp liên hợp và doanh nghiệp độc lập. Đối với loại hình doanh nghiệp liên hợp cần mở rộng mức độ liên hợp giữa các đơn vị trồng rừng-sơ chế nguyên liệu-chế biến bột giấy-sản xuất giấy và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ giấy. Đối với loại hình doanh nghiệp này cần có qui mô lớn và trình độ công nghệ hiện đại. Đồng thời với việc phát triển các loại hình doanh nghiệp liên hợp qui mô lớn, tùy thuộc vào đặc điểm của các vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, có thể xây dựng các doanh nghiệp độc lập với qui mô vừa và nhỏ chẳng hạn như doanh nghiệp sơ chế nguyên liệu từ gỗ được bố trí tại vùng nguyên liệu; doanh nghiệp sản xuất bột giấy từ tre nứa đã sơ chế và các loại phế thải nên bố trí nơi có điều kiện giảm ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp xeo giấy và sản xuất các loại sản phẩm từ giấy thì cần bố trí gần nơi tiêu thụ.
Thứ ba: Phát triển ngành giấy cần phải đầu tư phát triển cân đối, đồng
bộ năng lực sản xuất giữa khâu trồng rừng nguyên liệu, sản xuất bột giấy và xeo giấy. Với điều kiện cụ thể nước ta hiện nay, để nâng cao năng lực sản xuất bột giấy cần chú trọng đầu tư vào các vùng nguyên liệu, xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà đặc biệt là hệ thống giao thông đường thủy, bộ để đảm bảo điều kiện vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu.
Thứ tư: Chó trọng đầu tư đổi mới công nghệ giữa các khâu của quá
trình cung ứng nguyên liệu giấy, sản xuất bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy. Tùy theo đặc điểm và nhu cầu sản xuất của từng khâu để lùa chọn phương hướng và trình độ hiện đại cho thích hợp. Chẳng hạn như đối với khâu trồng rừng nên chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu chọn giống cây, khâu sản xuất bột giấy cần chú trọng ứng dụng công nghệ làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng của bột giấy, khâu xeo giấy cần chú trọng công nghệ hướng vào nâng cao chất lượng...
Thứ năm: Về đầu tư cần tập trung vốn cho các dự án sản xuất bột giấy
và giấy lớn; hiện đại hóa, mở rộng qui mô của một số nhà máy hiện có và đang có thương hiệu trên thị trường như nhà máy Bãi Bằng, Tân Mai, Việt Trì... Đồng thời tiếp tục huy động vốn vào các dự án xây dựng mới nhưng chưa hoàn thành như dự án sản xuất bột giấy và giấy Thanh Hóa, Kon Tum. Bên cạnh việc đầu tư vào hiện đại hóa và xây dựng mới để nâng cao năng lực sản xuất của ngành giấy, cũng cần phải đầu tư vào các vùng nguyên liệu giấy tập trung tại Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Bắc Thanh Hóa, vùng Kon Tum.
Thứ sáu: Trong chiến lược phát triển ngành giấy đến năm 2020, cần
xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, coi đây là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở dự báo thị trường nội địa, thị trường thế giới và khả năng phát triển của ngành giấy. Trong chiến lược cạnh tranh cần phân tích đầy đủ toàn diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong nội bộ ngành giấy Việt Nam và qua đó nang cao năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam so với ngành giấy các nước đang và sẽ có cùng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Cùng với việc xác định mục tiêu chiến lược phát triển ngành giấy nhằm nâng cao sản lượng sản xuất bột giấy và giấy, còn phải xác định các mục tiêu chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy. Bản thân những mục tiêu chiến lược phát triển của ngành giấy trình bày ở trên, vừa làm căn cứ để xác định mục tiêu chiến lược vừa là các giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cũng cần phải xác định những mục tiêu định hướng cụ thể hơn nh là: Cần xây dựng lé trình hợp lý cho mục tiêu chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của từng thời kỳ. Từ năm 2010 đến năm 2015 tập trung các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nước nhằm mở rộng thị phần nội địa. Đồng thời dùa vào ưu thế của một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ năm 2015 đến 2020 và sau năm 2020 lấy mục tiêu chủ yếu là đầu tư để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng và từng bước đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực về một số sản phẩm giấy có lợi thế cạnh tranh.