3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc (Trang 69 - 74)

d. Vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

- Nhà nước cần có chính sách phát triển nguyên liệu giấy (gỗ), phát triển sản xuất giấy và bột giấy; khuyến khích các cơ quan Nhà nước sử dụng giấy sản xuất trong nước.

- Để khuyến khích việc sản xuất giấy đã qua sử dụng, hạn chế áp lực sử dụng gỗ vào sản xuất giấy, khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn giấy thế giới, đề nghị Chính phủ nên miễn thuế đối với hoạt động thu gom giấy vun, cần có chính sách, khuyến khích đầu tư dây chuyền tái chế giáy vụn, khuyến khích việc thu gom giấy đã qua sử dụng (kể cả thu gom trong nước và nhập khẩu); đồng thời có các biện pháp về thị trường; các công cụ kinh tế, tài chính, điều tiết, chương trình tuyên truyền đến người dân về việc sử dụng giấy tái chế.

- Nhằm đảm bảo các dự án đầu tư sản xuất giấy và bột giấy đi vào hoạt động đúng tiến độ và có hiệu quả, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi về đầu tư vốn đối với ngành công nghiệp giấy; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho các hạng mục nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở hạ tầng và hạng mục xử lý môi trường đối với khu công nghiệp giấy thông qua các đề tài, dự án phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học hoặc trên đại học trong nước và nước ngoài; coi cây công nghiệp giấy như các cây cao su, cà phê, từ đó có quy hoạch đất đủ màu mỡ với diện tích đủ lớn để thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy.

Kết luận chương 3

Phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam phải xuất phát từ các tồn tại chủ yếu và nguyên nhân của các tồn tại đó (đã phân tích ở chương 2). Mặt khác hệ thống các giải pháp đó phải toàn diện, độn bộ bao gồm: các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu

chiến lược; những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược; và những kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện và môi trường để ngành giấy thực hiện các biện pháp chiến lược đã đề ra.

Từ nhận thức trên, trong chương 3, khóa luận đã đưa ra 3 nhóm biện pháp chủ yếu sau:

-Nhóm giải pháp thứ nhất là hướng vào việc hoàn thiên, điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam thời kỳ 2010 và tầm nhìn 2020.

-Nhóm giải pháp thứ hai là những giải pháp mà chủ thể thực hiện là Tổng công ty giấy và các doanh nghiệp trong ngành giấy để phát triển ngành giấy và khai thác các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhất, các giải pháp này đã được trình bày cụ thể trong chương 3.

-Nhóm giải pháp thứ ba là các kiến nghị về hoàn thiện, đổi mới hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm hỗ trợ, tạo động lực và những điều kiện môi trường để ngành giấy thực hiện hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết luận

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang lag một vấn được quan tâm. Đồng thời đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng có nội dung phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiến. Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phmj vi nghiên cứu được đề ra ở phần mở đầu. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp bằng sự nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn_Tiến sĩ. Lê Thị Xuân, nội dung khoa luận đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

1. Khóa luận đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản nhằm làm rõ hơn bản chất cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ngành, những nội dung chủ yếu và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; trình bày các chỉ tiêu và các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh ngành cả về mặt định tính và định lượng.

2. Trên cơ sở nhân thức những vấn đề lý luận , tiến hành phân tích, đánh giá thực trang ngành giấy Việt Nam, qua đó rót ra những tồn tại làm hạn chế năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam hiện nay đạt dưới mức tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành giấy, khóa luận đưa ra các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của ngành giấy Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song quỹ thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế và khả năng bản thân còn hạn chế nên khóa luận sẽ

không tránh khỏi những thiếu sót và vướng mắc. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, cô giáo Học viện Ngân hàng.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này./.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc (Trang 69 - 74)

w