d. Vốn đầu tư huy động từ các nguồn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao
3.2.3. Đầu tư các nhà máy sản xuất quy mô tương đối lớn với máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Về lâu dài, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy ở nước ta sẽ tiếp tục tăng nhưng phải là các sản phẩm có chất lượng cao. Trước yêu cầu này, ngành giấy phải tìm ra giải pháp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Việc cấp thiết hàng đầu là các doanh nghiệp giấy phải mạnh dạn đầu tư các nhà máy sản xuất giấy qui mô tương đối lớn (công suất Ýt nhất phải từ 50.000 tấn/năm trở lên), với máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có hệ thống xử lý môi trường mới mong mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù đầu tư cho ngành giấy rất tốn kém và lâu thu hồi vốn, nhưng đây là con đường duy nhất để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Đồng thời, nhất thiết phải có lé trình loại bỏ dần các nhà máy qui mô nhỏ dưới 30.000 tấn/năm để giải quyết bài toán về giá thành và môi trường.
Việc đầu tư vào các nhà máy bột giấy và giấy cụ thể nh sau:
-Đối với các dự án đầu tư mới: Đầu tư mới cho các dự án nhà máy sản xuất bột giấy có công suất lớn để ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ khép kín, đáp ứng điều kiện về các chỉ tiêu kinh tế về bảo vệ môi trường. Các dự án này cần được quy hoạch đầu tư tại vùng nguyên liệu trọng điểm, đầu tư theotuwngf gia đoạn.
-Đối với các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu: Vừa thực hiện mở rộng sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng, vừa tiến hành nâng cao chất lướng sản phẩm, ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, huy động năng lực quản lý và lao động kỹ thuật sẵn có một cách hiệu quả.