Nguồn nhân lực thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong PTBV nền kinh tế nói chung và PTTMBV nói riêng. Bởi vì suy đến cùng thì mọi sự phát triển đều do con người quyết định. Con người đề ra cũng chính con người thực hiện chính sách thương mại

bền vững. Quản lý nhà nước về TMBV đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý thương mại vừa phải có tâm, có tầm, có tài mới có thểđưa ra chính sách TMBV phù hợp với thực tiễn trình độ phát triển kinh tế xã hội và các cam kết quốc tế. Muốn nâng cao tăng trưởng thương mại đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp, lao động thương mại phải được đào tạo có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.

Dưới góc độ PTTMBV thì phát triển nguồn nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu, điều này càng có ý nghĩa đối với định hướng PTTMBV ở Việt Nam - con người là trung tâm của sự phát triển. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy của nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách mà còn thể hiện ở trình độ, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định năng lực của lực lượng sản xuất xã hội, trực tiếp sử dụng khoa học công nghệ trong thương mại và trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ tạo ra một nền khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng khai thác một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại.

Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều chịu sự tác động bởi một môi trường cạnh tranh và thách thức, để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả.

Những chính sách như vậy sẽ phát huy được hiệu quả, tác dụng trong thực tiễn để đảm bảo chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là sự chuyển đổi về chất của hoạt động thương mại. Con người thực hiện chính sách TMBV là toàn xã hội mà trước hết và cụ thể là cộng đồng doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực thương mại. Để đảm bảo thương mại bền vững cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động này từ các nhà quản lý cấp cao nhất đến phát triển đội ngũ quản lý doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội nhân sự.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)