Giải pháp phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 130 - 133)

Nguyên

3.2.1. Hoàn thin môi trường th chế ca tnh Thái Nguyên cho phát trin thương mi bn vng

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được tiến hành thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý thương mại; hoạch định chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại - dịch vụ, sử dụng các công cụ (hành chính, thuế…) để điều tiết hoạt động thương mại. Sở Công Thương Thái Nguyên là cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại, các quy định khác của pháp luật về phát triển thương mại và đảm bảo PTTMBV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các quy định của nhà nước hướng dẫn về công tác quản lý thị trường, thanh tra, chống buôn lậu và gian lận thương mại... cho phù hợp với tình hình thực tiễn ởđịa phương.

Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường trên địa bàn tỉnh, tập trung nghiên cứu dự báo thị trường, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại - dịch vụ, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đồng thời, phải gắn việc quản lý trên phạm vi toàn tỉnh với đặc thù của riêng của các huyện, thị xã, thành phố. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao, các cơ quan này cần chủ động đề xuất với tỉnh và ngành về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn, góp phần ổn định thị trường.

- Về bộ máy quản lý. Căn cứ vào yêu cầu và nội dung quản lý để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý thương mại các cấp từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã.

+ Đối với bộ máy quản lý thương mại cấp tỉnh, cần đổi mới mô hình tổ chức và quản lý theo hướng tăng cường các quan hệ liên ngành, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất và lĩnh vực đầu tưđể thúc đẩy quá trình phát triển thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, cần củng cố vai trò quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ của Sở Công Thương, tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho Sở, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với nhiệm vụ trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập.

+ Đối với bộ máy quản lý thương mại các cấp, cần thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương. Cụ thể là:

(1) Tăng cường năng lực quản lý thương mại - dịch vụ cấp huyện, thành phố, thị xã.

(2) Đối với đội ngũ cán bộ quản lý thương mại - dịch vụ cấp huyện, thành phố, thị xã, cần chú trọng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phong cách làm việc để thực hiện tốt các chính sách phát triển thương mại - dịch vụởđịa phương.

- Về cải cách hành chính, Trong thời gian tới, Tỉnh cần hoàn thiện, chuẩn hóa, công khai hóa các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý đất đai. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở thực hiện chủ trương về cải cách hành chính của Chính phủ và UBND tỉnh, các ngành, các cấp trong tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xây dựng các chương trình, đề án và thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất và kinh doanh hoạt động trên thương trường. Cụ thể là:

+ Tiếp tục rà soát, xây dựng quy trình giải quyết 100% các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương và các cơ quan liên quan.

+ Quy định rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, Ban/ngành trong huyện, thành phố, thị xã để nghiên cứu bổ sung, thay đổi một cách phù hợp, tránh chồng chéo hoặc còn thiếu.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện pháp lệnh công chức, pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, pháp lệnh chống tham nhũng…

+ Thực hiện cơ chế “một cửa” trong cơ quan hành chính các cấp. Tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, có hiệu lực cao, nâng cao trách nhiệm và năng lực điều hành trong thực hiện công vụ.

+ Phân cấp, phân quyền cho các cấp cơ sở, tăng cuờng công tác kiểm tra, phát huy dân chủ cơ sở.

- Về công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đến những người kinh doanh tuân thủ pháp luật. Để làm tốt công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép, các cấp chính quyền ở Thái Nguyên cần: Đề cao trách nhiệm của từng ngành chức năng; có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng có liên quan; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thị trường có tinh thần trách nhiệm cao, chống buôn lậu, chống làm và bán hàng giả, chống trốn thuế… Xây dựng cơ sở kiểm tra, đo lường chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo hàng hoá đưa vào lưu thông trên địa bàn đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với những nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn của Sở Công Thương Thái Nguyên hiện nay, cần xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại hàng hóa nhằm phát triển thị trường hàng hóa trên địa bàn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ chế quản lý thương mại của Trung ương.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 130 - 133)